Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Tình trạng trào ngược dạ dày có thể xuất hiện phổ biến khi ăn quá nhiều, nằm xuống sau khi ăn hoặc ăn các thực phẩm đặc biệt. Đây là tình trạng không ít người gặp phải nhưng không nhiều người hiểu rõ.

Trào ngược dạ dày là gì?

Bệnh trào ngược dạ dày xảy ra khi axit dạ dày thường xuyên chảy ngược vào ống nối giữa miệng và dạ dày (thực quản). Tình trạng trào ngược này có thể kích thích niêm mạc thực quản của bạn.

Một số người thỉnh thoảng lại xuất hiện căn bệnh này. Trào ngược axit nặng xảy ra ít nhất hai lần một tuần, còn nếu bệnh nhẹ đến vừa thì chỉ xuất hiện mỗi lần 1 tuàn.

Hầu hết mọi người đều có thể làm thuyên giảm triệu chứng của trào ngược bằng cách thay đổi lối sống và tự mua thuốc không theo toa. Nhưng những trường hợp nặng hơn thì cần đến thuốc được bác sĩ chỉ định, thậm chí là phẫu thuật để điều trị.

Trào ngược dạ dày - Hình 1

Bệnh Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Bất kì bệnh nào cũng có thể thuyên giảm hoặc biến chứng xấu đi, tùy theo cách sinh hoạt và chữa trị của bệnh nhân.

Đối với căn bệnh trào ngược dạ dày, nó có thể gây ra những biến chứng kinh khủng cho sức khỏe của bạn, ví dụ như:

– Hẹp thực quản: Sau những tác hại đến từ axit dạ dày, thực quản dễ hình thành những mô sẹo, khiến đường thực quản bị thu hẹp, dẫn đến các vấn đề về nuốt.

– Loét thực quản: Axit dạ dày có thể làm mòn mô thực quản, gây ra các vết loét hở. Từ đó, chúng sẽ chảy máu, gây đau đớn và khó chịu khi nuốt.

– Barrett thực quản: Axit còn có thể gây ra những thay đổi ở mô lót thực quản dưới. Những thay đổi này sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Nguyên nhân trào ngược dạ dày

Tình trạng trào ngược dạ dày xuất hiện do axit dạ dày thường xuyên bị trào ngược.

Khi bạn nuốt, một loại cơ ở đáy thực quản có hình vòng tròn (cơ vòng thực quản dưới) sẽ giãn ra để thức ăn và chất lỏng chảy vào dạ dày. Sau khi nuốt xong, cơ vòng sẽ đóng lại.

Nếu cơ vòng này xuất hiện những biểu hiện bất thường, bị “dão” ra hoặc yếu đi thì axit dạ dày có thể chảy ngược trở lại thực quản. Sự trào ngược liên tục của axit sẽ kích thích lớp lót thực quản, làm nó bị viêm nhiễm.

 Do bệnh lý

– Mắc bệnh thoát vị hiatal;

– Mang thai khiến áp lực bụng tăng;

– Ảnh hưởng của thuốc như estradiol hoặc estrogen, Prometrium ( progesterone ), Valium (diazepam ), hoặc chất chẹn beta;

– Viêm loét dạ dày, tá tràng;

– Yếu tố bẩm sinh như: cơ thắt thực quản dưới yếu, sa dạ dày, thoát vị cơ hoành …

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày

Những nguyên nhân điển hình gây nên trào ngược dạ dày

• Do lối sống

– Béo phì, không kiểm soát được cân nặng;

– Thường xuyên hút thuốc lá; 

– Sử dụng thực phẩm chứa nhiều caffein và carbonate; 

– Thói quen ăn uống không lành mạnh: ăn nhiều đồ chiên rán, thức ăn nhanh, đồ ăn chứa axit, hay ăn đêm, …;

– Nằm ngay sau khi ăn;

– Ngủ sai tư thế.

Triệu chứng của trào ngược dạ dày

Các dấu hiệu thường gặp nhất của căn bệnh này là:

– Cảm giác nóng rát ở ngực (ợ nóng), thường xuất hiện sau khi ăn và tệ hơn vào ban đêm;

– Tức ngực;

– Khó nuốt;

– Trào ngược thức ăn hoặc chất lỏng chua;

– Cảm giác vướng như có khối u trong cổ họng.

Triệu chứng trào ngược dạ dày

Những triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày

Đặc biệt, đối với những bệnh nhân thường gặp tình trạng trào ngược axit ban đêm, họ còn phải trải qua:

– Ho mãn tính;

– Viêm thanh quản;

– Bệnh hen;

– Gián đoạn giấc ngủ.

Lời khuyên chữa trào ngược dạ dày 

Lời khuyên chữa trào ngược dạ dày

Đối với căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, bạn cần hết sức lưu ý về thực phẩm nạp vào cơ thể. Không chỉ kiêng những món ăn đã nêu trên, bạn cần bổ sung những thực phẩm hỗ trợ điều trị trào ngược axit như:

– Bánh mì, bột yến mạch, …: Trung hòa và giảm axit;

– Sữa dê, sữa gầy được hâm ấm: Giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, không nên uống sữa bò vì có tính axit nhẹ;

– Các loại hạt đậu ngoại trừ đậu xanh, đậu đen, đậu tương, đậu Hà Lan: Do các loại đậu được nêu chứa carbohydrat phức hợp, dễ làm đầy bụng, còn những loại đậu khác chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa;

– Gừng: Chống viêm;

– Sữa chua: Chứa nhiều men lợi khuẩn, hỗ trợ khả năng tiêu hóa.

 

 

 

 

 

Comments are closed.