Dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Đó là một trong những bệnh lý khá phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi. Để việc điều trị mang lại hiệu quả tốt trước tiên chúng ta cần nhận biết chính xác các dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Các dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn có nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm về sau như: loét, hẹp, chảy máu thực quản, thậm chí dẫn tới ưng thư. Tuy nhiên việc nhận biết bệnh tương đối khó do dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Dưới đây là 8 dấu hiệu cơ bản của bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường gặp nhất:

Trào ngược dạ dày thực quản có 8 dấu hiệu nhận biết cơ bản

Trào ngược dạ dày thực quản có 8 dấu hiệu nhận biết cơ bản

Ợ hơi: Nếu ợ hơi sau khi ăn no hoặc uống nước có ga… thì đó là hiện tượng sinh lý bình thường, giúp giảm bớt áp lực trong dạ dày. Nhưng khi ợ hơi liên tục khi không uống bia, nước ngọt có ga… thì đó là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Ợ nóng, ợ chua: Là cảm giác gây ra do các thành phần dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Mỗi lần bị ợ nóng bạn sẽ cảm thấy nóng rát ở vùng thường vị. Triệu chứng này thường xuất hiện sau mỗi bữa ăn hoặc khi bạn nằm xuống… là cách nhận biết bệnh trào ngược dạ dày sớm nhất.

Buồn nôn: Là hiện tượng các chất trào ngược lên thực quản ngoài hơi, dịch tiêu hóa sẽ có thêm cả thức ăn. Tình trạng buồn nôn hoặc nôn diễn ra ngay sau hoặc khi ăn thì khả năng lớn là bạn đã bị trào ngược dạ dày thực quản.

Đau tức ngực: Đó là hiện tượng đau tức lồng ngực thường xảy ra do axit dạ dày trào sang thực quản. Đây là một trong những triệu chứng cơ bản nhất của bệnh trào ngược dạ dày.

Đau tức ngực là dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản

Đau tức ngực là dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản

Khó nuốt: Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản lặp lại nhiều lần, theo thời gian, sẽ gây ra tổn hại nhất định cho thực quản. Axit bị trào ngược có thể làm sưng tấy mô thực quản dưới, từ đó làm hẹp thực quản và gây ra tình trạng khó nuốt.

Đắng miệng: Trong một số trường hợp, axit dạ dày có thể trào ngược lên tới cuống họng, tạo ra vị đắng trong miệng, thậm chí có thể gây ngạt.

Nhiều nước bọt: Lượng nước bọt tiết ra trong miệng nhiều hơn cũng là một triệu chứng đáng chú ý của triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Khi gặp phải triệu chứng này, người bệnh sẽ có phản xạ tương tự như bị nôn.

Khàn giọng, đau họng, ho hen: Nên thận trọng khi bị khàn giọng hoặc đau họng, nhất là khi hiện tượng xuất hiện sau khi ăn hoặc không đi kèm với các triệu chứng khác như hắt hơi, sổ mũi. Đây rất có thể là cách nhận biết của bệnh trào ngược dạ dày.

Hướng điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Để việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản đạt kết quả tốt thì bên cạnh việc dùng thuốc điều trị mọi người cần quan tâm hơn về chế độ ăn uống, sinh hoạt nghỉ ngơi để bệnh nhanh khỏi và không bị tái phát.

Thay đổi lối sống là bước điều trị đầu tiên và quan trọng nhất. Cần thay đổi chế độ ăn, kiêng rượu bia, cà phê, thuốc lá, thức ăn có nhiều dầu mỡ, thức ăn chua, cay, nước uống có ga. Không ăn quá no, nên chia ra làm nhiều bữa ăn nhỏ, không ăn muộn vào buổi tối.

Người bị trào ngược không nên ăn gì?

Người bị trào ngược không nên ăn gì?

Duy trì một trọng lượng ổn định khỏe mạnh vì việc dư thừa cân sẽ gây áp lực lên bụng, làm tăng áp lực lên dạ dày và cơ thắt, khiến cho axit trong dịch vị, thức ăn bị trào ngược lên thực quản.

Thường xuyên tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, cân bằng. Bệnh nhân bị trào ngược nên luyện tập nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày với cường độ nhẹ nhàng giúp tinh thần thư thái giúp bệnh chóng lành. Khi ngủ chúng ta nên nằm đầu cao 15 cm so với chân. 

Thực hiện tốt những cách trên sẽ giúp bạn giảm bớt trào ngược dạ dày thực quản để có một dạ dày khỏe mạnh hơn. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

 

 

 

Comments are closed.