Ngải cứu – Vị thuốc quý cho phụ nữ | Đông Y Thanh Tuấn

Ngải cứu (còn gọi là ngải diệp), là thảo dược thuộc họ Cúc (Asteraceae). Không chỉ là một loại rau, ngải cứu còn là vị thuốc quý cho sức khỏe phụ nữ. Với thành phần chủ yếu là tinh dầu (cineol, thuyol), cây ngải cứu có tác dụng điều kinh, chữa băng huyết, đau bụng kinh, trợ tiêu hóa,…

Ngải cứu

Ngải cứu

Tên khoa học: Artemisia vulgarism, Asteraceae

Tên tiếng Việt: Ngải cứu

Ngải cứu (còn gọi là ngải diệp), là thảo dược thuộc họ Cúc (Asteraceae). Không chỉ là một loại rau, ngải cứu còn là vị thuốc quý cho sức khỏe phụ nữ. Với thành phần chủ yếu là tinh dầu (cineol, thuyol), cây ngải cứu có tác dụng điều kinh, chữa băng huyết, đau bụng kinh, trợ tiêu hóa,…

NGẢI CỨU PHÂN BỐ NHIỀU Ở ĐÂU?

Ngải cứu phổ biến đầu tiên ở châu Âu và châu Á, phân bố chủ yếu ở vùng khí hậu ôn đới. Hiện nay, ngải cứu được trồng và trở nên hoang dại hóa ở vùng nhiệt đới Nam Á, Đông – Nam Á và Ấn Độ, Pakistan, Srilanca, Bangladesh, Lào, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc,… Ở Việt Nam, cây được trồng từ lâu đời và phổ biến hơn ở các tỉnh phía Bắc.

Ngải cứu ưa ẩm, có thể mọc trong bóng râm, thường được trồng kiểu phân tán. Cây mọc theo từng khóm, nếu không được thu hái, tỉa thưa thì sẽ nhanh chóng bò lan tạo thành đám lớn khó phân biệt giữa các cá thể.

MÔ TẢ CÂY

Ngọn thân ngải cứu dài không quá 30 cm, màu vàng nâu hay nâu xám, có khía dọc thân và lông tơ.

Lá mọc theo kiểu so le, thường nhăn nheo, cuộn vào nhau. Lá ngải cứu có nhiều dạng khác nhau: Lá phần ngọn nguyên, có hình mác; lá phía dưới xẻ lông chim. Mặt trên lá nhẵn hoặc có rất ít lông tơ, màu xám đến xanh đen; mặt dưới lá màu tro trắng, có nhiều lông tơ trắng.

Bộ phận dùng: Dân gian thường hái lá ngải cứu hoặc ngọn cây có hoa vào mùa hè, để tươi hoặc phơi khô. Lá ngải cứu phơi khô gọi là ngải điệp, tuy nhiên, khi phơi khô mà cắt vụn thành bột, rây lọc lấy lông trắng và tơi, thì gọi là ngải nhung.

Mô tả cây ngải cứu

CÔNG DỤNG CỦA THẢO DƯỢC NGẢI CỨU

A. Ứng dụng theo Y học cổ truyền:

Ngải cứu thường có mùi thơm nồng, với vị đắng tùy theo mùa. Theo y học cổ truyền, ngải cứu có thể dùng để chế biến món ăn bổ dưỡng hoặc sao khô lên và phối hợp vào các bài thuốc trị bệnh.

► Tính vị, quy kinh

Theo đông y, ngải cứu có tính ấm (ôn), cay (tân), vị đắng (khổ).. vào các kinh Can, Tỳ, Thận.

Công năng: điều hòa khí huyết, khu phong, trừ thống, cầm máu và giảm đau.

► Chủ trị

Chữa cảm cúm, đau đầu: Tinh dầu trong lá ngải cứu mang lại tính ấm, giúp ngải cứu phát huy công dụng tuyệt vời trong việc giải cảm.

Giảm đau: Nhờ vào các axit amin có lợi bên trong lá ngải cứu, quá trình chuyển hóa, trao đổi chất trong cơ thể sẽ hiệu quả hơn, giúp giảm triệu chứng đau nhức, từ đó, các chứng phong thấp, đau lưng cũng được cải thiện dần.

Cầm máu: Từ xa xưa, ông bà mỗi khi bị đứt tay sẽ tìm hái một vài lá ngải cứu, sau đó vò nát và đem đắp vào vết thương, sở dĩ làm được điều này là vì trong lá ngải cứu có thành phần flavonoid, một hoạt chất có tác dụng chống viêm, cầm máu rất hiệu quả.

Trị mụn nhọt: Tương tự khả năng kháng viêm sát khuẩn hỗ trợ trong việc cầm máu, sử dụng lá ngải cứu đem giã nhuyễn đắp lên da cũng góp phần điều trị mụn nhọt.

Điều hòa kinh nguyệt: Đây là tác dụng nổi bật nhất của ngải cứu. Các triệu chứng của đau bụng kinh, kinh nguyệt không điều sẽ giảm rõ rệt nếu dùng lá ngải cứu hãm trong nước và sử dụng như trà mỗi ngày trong một tuần trước khi kỳ kinh nguyệt “ghé thăm”. Hoặc nếu không, có thể chế biến ngải cứu thành các món ăn,… để dễ sử dụng, giảm mùi hăng.

Trị rôm sảy trên da trẻ em: Hiện tượng rôm sảy ở trẻ em cũng có thể thuyên giảm nếu bạn đem lá ngải cứu giã nát rồi vắt lấy nước, sau đó pha với nước tắm cho trẻ. Công dụng này bắt nguồn từ khả năng sát khuẩn của lá ngải cứu.

Kích thích ăn ngon: Trong lá ngải cứu có thành phần adenin và cholin, chịu trách nhiệm cấu thành nên vitamin B, đóng vai trò trong chuyển hóa các chất, kích thích ăn ngon. Và vì vậy, giúp giảm tình trạng biếng ăn ở trẻ và người già ăn ngon miệng.

► Một số bài thuốc đông y

Bài 1: Chữa đại tiện ra máu.

Ngải cứu, Hạn liên thảo, Lá Diễn (Dicliptera chinensis (L.)Ness) mỗi vị 60g, Xa tiền thảo 30g. Với các thành phần này, đem giã nhỏ, thêm 90 ml nước vo gạo, tiến hành gạn lấy nước, cho thêm đường nếu cần. Ngày dùng 1 lần, liên tục trong 2-3 ngày.

Bài 2: Chữa vết thương tụ máu

Ngải cứu 250g, Thủy trạch lan 120g, giã nát, sao lên cùng với rượu, gạn lấy 60ml nước uống, phần bã dùng đắp ngoài.

B. Ứng dụng theo y học hiện đại:

♦ Hỗ trợ điều trị chứng liệt dương. Thực tế, các bệnh về nam giới đa phần đều đã có phương pháp điều trị hiệu quả và chính xác. Tuy nhiên, một số chàng tỏ ra ngại ngùng khi phải đến gặp bác sĩ và trình bày về tình trạng tình dục của mình. Trong trường hợp ấy, hãy sử dụng ngải cứu. Xét cho cùng thì, ngải cứu thật sự không phải là Viagra tự nhiên. Nhưng nếu xét về khía cạnh hỗ trợ, ngải cứu có tác dụng cải thiện hormone tình dục, đồng thời làm tăng ham muốn một cách tự nhiên.

♦ Rối loạn tiêu hóa: Nếu bạn là người thường gặp các vấn đề về dạ dày và bạn mong muốn một liệu pháp điều trị từ thiên nhiên, ngải cứu chính là thảo dược dành cho bạn! Đây là vị thuốc dùng cho chứng khó tiêu, trào ngược dạ dày thực quản, táo bón, đầy hơi. Ngoài ra, ngải cứu còn là một chất kháng viêm hiệu quả. Thành phần hóa học trong cây có thể giết chết và loại bỏ ký sinh trùng ra khỏi đường tiêu hóa của bạn.

♦ Bệnh gan: Một số nghiên cứu cho rằng ngải cứu có thể thúc đẩy lưu thông máu và chữa trị một số rối loạn về gan.

♦ Động kinh: Một số bằng chứng chứng minh, ngải cứu có thể được sử dụng để điều trị động kinh, loạn thần và thậm chí là co giật ở trẻ em.

♦ Rối loạn kinh nguyệt: Bạn đang lo lắng về tình trạng trễ kinh của mình? Trước khi tìm đến bác sĩ phụ khoa, bạn có thể thử dùng tinh dầu ngải cứu. Tinh dầu ngải cứu không chỉ có lợi cho phụ nữ bị kinh nguyệt không đều, mà còn cho cả phụ nữ mãn kinh sớm.

♦ Vô sinh: Kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ có thể gây ra hội chứng buồng trứng đa nang, đây là nguyên nhân của chứng vô sinh ở phụ nữ. Một lượng vừa đủ tinh dầu ngải cứu có thể hỗ trợ chữa trị các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ đối với từng trường hợp cụ thể.

♦ Bất thường về hormone: Các rối loạn về hormone có thể đi kèm với hàng loạt các vấn đề – béo phì tăng cân, tâm trạng thay đổi thất thường, vô sinh,… Với tinh dầu ngải cứu, bạn có thể kiểm soát sự tiết hormone trong cơ thể.

♦ Mệt mỏi, kích động, căng thẳng: Tinh dầu ngải cứu được chứng minh là có lợi cho hệ thần kinh. Nếu bạn đang gặp tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài trong một năm, thì bạn có thể cân nhắc việc liên hệ với bác sĩ trị liệu để biết chính xác nguyên nhân, từ đó có biện pháp điều trị chính xác.

THẬN TRỌNG

 

Phụ nữ mang thai cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng thảo dược ngải cứu. Bởi vì một chất hóa học tên là thujone. Với liều lượng đủ lớn, thujone có thể trở thành tác nhân gây độc.

Chất này có thể gây sảy thai hoặc sinh non vì tính kích thích kinh nguyệt, làm tăng nguy cơ bị ra máu, tăng co bóp tử cung.

Đối với hệ thần kinh trung ương, sử dụng quá liệu ngải cứu có thể gây hưng phấn quá mức, co giật, co cứng, thậm chí là tê liệt.

HelloBacsi


Nguồn tham khảo:

13 Amazing Benefits Of Mugwort For Skin, Hair, And Health, by Maanasi Radhakrishnan –

http://www.stylecraze.com/articles/amazing-benefits-of-mugwort-for-skin-hair-and-health/#gref | 06/2018

 

 

 

Comments are closed.