Loại “đường không năng lượng” phù hợp cho người tiểu đường

Được mệnh danh là “chất ngọt hoàng gia”, cỏ ngọt thích hợp để sử dụng cho người bị bệnh tiểu đường, béo phì, cao huyết áp. Đặc biệt, bằng sự kết hợp giữa cỏ ngọt cùng các thảo dược khác, Đông Y Thanh Tuấn đã tạo nên loại trà thơm miệng dành cho người bị hôi miệng, khô miệng.

Tên tiếng Việt: Cỏ ngọt

Tên khoa học: Stevia rebaudiana

Tên gọi khác của cỏ ngọt: Cỏ mật, Cỏ đường, Cúc ngọt, Trách lan.

Cỏ ngọt - Hình 1

Cỏ ngọt được xem là loại đường “không năng lượng”.

CỎ NGỌT PHÂN BỐ Ở ĐÂU?

Cỏ ngọt được trồng ở nhiều vùng như Hà Giang, Cao Bằng, Hà Tây, Lâm Đồng…

MÔ TẢ CÂY

Cỏ ngọt là một loại cỏ sống lâu năm, 6 tháng sau khi trồng, gốc bắt đầu hoá gỗ, mỗi gốc có nhiều cành (nếu để mọc tự nhiên cây có thể cao đến 100cm). Cành non và lá đều phủ lông trắng mịn, lá mọc đối, hình mũi mác, dài 30-60mm, rộng 15-30mm, có 3 gân chính xuất phát từ cuống lá. Mép lá có răng cưa ở nửa phần trên. Cụm hoa hình đầu, mỗi tổng bao có chứa 5 hoa nhỏ, tràng hình ống, màu trắng ngà, có 5 cánh nhỏ. Hoa dài 10-12mm. Có hai vòi nhuỵ dài thò ra ngoài. Hoa có mùi thơm nhẹ, hình dáng giống hoa cỏ Lào nhưng nhỏ hơn. Mùa hoa từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau (theo dương lịch).

 

THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN CỎ NGỌT

Cỏ ngọt - Hình 2

Cỏ ngọt sau khi được sấy khô.

 

Khi đoạn cành dài khoảng 20-25cm sẽ tiến hành cắt cành. Trung bình mỗi tháng thu hoạch một lần. Sau khi cắt, cành và lá sẽ được phơi rồi sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CỎ NGỌT

Steviosid (là một glucosid) có vị ngọt gấp 250-300 lần đường kính (saccharoza), nhưng stevioside không sinh năng lượng. Trong cỏ ngọt khô (cả cành lá) chứa khoảng 1,5% chất ngọt steviosid (trong lá chứa khoảng 6-7% steviosid). Như vậy 100g cỏ ngọt khô có lượng chất ngọt tương đương 400-450g đường kính.

 

CÔNG DỤNG CỦA THẢO DƯỢC CỎ NGỌT

► Tính vị

Toàn thân có vị ngọt, nhiều nhất ở lá.

► Chủ trị

Cỏ ngọt - Hình 3

Cỏ ngọt thích hợp để dùng cho người bị bệnh tiểu đường, béo phì, cao huyết áp.

Cỏ ngọt được dùng như một loại trà cho người bị bệnh tiểu đường, béo phì hoặc cao huyết áp. Trong công nghiệp thực phẩm, cỏ ngọt được dùng pha chế để làm tăng độ ngọt nhưng không làm tăng năng lượng của thực phẩm. Ngoài ra, cỏ ngọt còn được dùng trong chế biến mỹ phẩm như kem làm mềm da, sữa làm mượt tóc.

TÁC DỤNG CỦA CỎ NGỌT

Cỏ ngọt không có tác dụng chữa bệnh, thực chất nó là chất tạo vị ngọt. Được biết, thành phần của cỏ ngọt chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn mạnh. Bạn có thể xay nhuyễn cỏ ngọt, trộn với nước để làm dung dịch súc miệng mỗi ngày. Đặc biệt, có thể giúp người bị viêm lợi hạn chế hiện tượng chảy máu chân răng.

Trà thảo dược thơm miệng Thanh Tuấn

Trà thơm miệng Thanh Tuấn – Hỗ trợ điều trị hôi miệng hiệu quả

Tận dụng những ưu điểm cũng như tác dụng mà cỏ ngọt mang lại, Đông y Thanh Tuấn đã kết hợp cỏ ngọt cùng các thảo dược khác như lá sen, gừng khô, hoắc hương, trần bì và trà xanh tạo nên loại trà đặc biệt. Trà thơm miệng Thanh Tuấn có tác dụng thanh nhiệt, diệt trừ vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng, giảm khô miệng. Đồng thời, sản phẩm còn giúp chống trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ khan và tiêu hóa tốt hơn. Trà thơm miệng Thanh Tuấn được thiết kế dạng túi lọc, tiện lợi cho người sử dụng. Đây chính là sản phẩm an toàn và phù hợp để sử dụng cho cả gia đình.

Thúy Tâm – ĐYTT tổng hợp

 

Comments are closed.