Cốt toái bổ, Vị thuốc chữa bệnh xương khớp hiệu quả

Cốt toái bổ là một trong những thảo dược sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền để phòng và hỗ trợ điều trị loãng xương, gãy xương và các bệnh liên quan đến xương khớp.

Tên tiếng việt: Cốt toái bổ

Tên khoa học: Drynaria fortunei J.Sm

Tên khác của cốt toái bổ: Tắc kè đá, bổ cốt toái, cây tổ rồng, cây tổ phượng

Cốt toái bổ

Cây cốt toái bổ – Vị thuốc chữa bệnh xương khớp hiệu quả

CỐT TOÁI BỔ PHÂN BỐ NHIỀU Ở ĐÂU?

Cốt toái bổ mọc phụ sinh trên cây gỗ và đá, ở vùng rừng núi Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La, Hoà Bình, Hà Nội tới Nghệ An.

 

MÔ TẢ CÂY CỐT TOÁI BỔ

Cốt toái bổ là loại cây sống bám trên thân cành của các cây cổ thụ. Cốt toái bổ có thân và rễ dày khỏe, phủ nhiều vảy màu vàng. Loại cây này có hai loại lá, bao gồm lá bất thụ (không cuống) có màu nâu, phiến hình trứng và lá hữu thụ (có cuống) màu xanh, nhẵn, kép lông chim, cuống lá có dìa.

 

THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN CỐT TOÁI BỔ

Rễ của cốt toái bổ đào vào quanh năm, sau đó rửa sạch, cắt thành lát mỏng và phơi nắng.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA THẢO DƯỢC CỐT TOÁI BỔ

Thành phần hóa học của cốt toái bổ chứa hesperi- din và 25-34,89% tinh bột.

 

CÔNG DỤNG CỦA THẢO DƯỢC CỐT TOÁI BỔ

► Tính vị, quy kinh

Cốt toái bổ có vị đắng, tính ấm. Quy kinh vào Can và Thận.

Vị thuốc cốt toái bổ

Cốt toái bổ có vị đắng, tính ấm thường dùng trong các bài thuốc chữa xương khớp

► Chủ trị

Thân rễ cốt toái bổ có tác dụng:

– Làm mạnh gân xương, phòng và điều trị loãng xương, đau nhức xương khớp, gãy xương.

Bổ thận, hỗ trợ điều trị thận hư.

– Hoạt huyết hóa ứ, phòng ngừa lipid huyết cao, phòng ngừa chứng xơ mỡ mạch.

– Tác dụng cầm máu, giảm đau, an thần.

– Hỗ trợ điều trị tiêu chảy kéo dài, chảy máu chân răng.

BÀI THUỐC ĐÔNG Y TỪ THẢO DƯỢC CỐT TOÁI BỔ

Bài thuốc số 1: Trị chứng răng đau, răng long, răng chảy máu do thận hư

Thục địa 16g, sơn dược, sơn thù, phục linh, đơn bì, trạch tả mỗi thứ 12g, tế tân 2g, cốt toái bổ 16g, sắc uống.

Bài thuốc số 2: Trị chấn thương phần mềm, gãy xương kín

Cốt toái bổ, lá sen tươi, lá trắc bá diệp tươi, quả bồ kết tươi, lượng bằng nhau, tán nhỏ, mỗi thứ 12g, ngày 2 lần, hãm nước sôi uống hoặc dã đắp ngoài.

Bài thuốc sô 3: Trị chai chân

Cốt toái bổ 9g, giã nát ngâm vào 100ml cồn 95%, 3 ngày đem xát vùng chai có kết quả.

 

KHỔ SỞ VÌ ĐAU GÓT CHÂN, GÓT CHÂN CÓ “GAI”

Theo y học cổ truyền, gân do can huyết sinh ra và nuôi dưỡng (Can sinh cân), một khi can huyết không đầy đủ thì gân sẽ bị suy yếu, khô, kém đàn hồi và dễ bị tổn thương do ngoại tà, hoặc sang chấn. Chứng đau gót chân và bàn chân thực chất là do viêm gân gan chân bị kéo căng quá mức, lặp đi lặp lại trong thời gian dài gây viêm, rách ngay chỗ bám vào xương gót và hình thành gai xương gót.

Mục đích của việc chữa trị chứng đau gót chân là bổ can huyết để nuôi gân, đồng thời mở các kinh mạch bị tắc, giúp khí huyết lưu thông trong cơ thể. Bằng sự phối hợp giữa các vị thuốc theo lý luận Y học cổ truyền: Quân, Thần, Tá, Sứ, Đông Y Thanh Tuấn đã phát triển bài thuốc gia truyền Thanh Chân Thống.

Thanh Chân Thống được bào chế hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, trong đó phải kể đến một số vị thuốc quý như cốt toái bổ, ngưu tất, đan sâm… Đây là sản phẩm Đông y chuyên biệt dành cho người bị đau gót chân, sưng gai gót chân. Thanh Chân Thống đã được kiểm nghiệm chất lượng an toàn và cấp phép lưu hành toàn quốc.

Thanh Chân Thống Thanh Tuấn giải pháp điều trị đau nhức gót chân

Thanh Chân Thống Thanh Tuấn – êm bàn chân, nâng đôi gót

 

THẬN TRỌNG KHI DÙNG CỐT TOÁI BỔ

Những người huyết hư, âm hư không nên dùng cốt toái bổ.

 

Thầy thuốc Nguyễn Thanh Tuấn tổng hợp

Comments are closed.