Bệnh trào ngược axit dạ dày thực quản ban đầu chỉ xuất hiện những biểu hiện nhẹ khiến người bệnh dễ phớt lờ, chủ quan. Tuy nhiên, không nhận biết sớm để điều trị kịp thời sẽ khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn và khó điều trị. Vì vậy, bạn nên cảnh giác với chứng bệnh này sớm hơn bằng việc tìm hiểu ngay những nguyên nhân và lời khuyên hữu ích.
Trào ngược axit dạ dày thực quản là hiện tượng các chất dịch có trong dạ dày như Pepsin, axit HCl, dịch mật,… trào ngược lên thực quản, gây nên các tổn thương tại thực quản, hầu, họng. Nếu kéo dài lâu ngày sẽ gây ra hiện tượng viêm loét thực quản, làm cho lớp niêm mạc thực quản bị tổn thương biến chứng như chảy máu, hẹp thực quản hoặc nặng hơn là ung thư thực quản.
Những triệu chứng của trào ngược axit dạ dày thực quản
1. Stress kéo dài
Vì sao stress lại gây ra trào ngược axit dạ dày thực quản? câu trả lời là do khi con người căng thẳng, lo lắng quá mức và kéo dài sẽ kích ứng các dây thần kinh của cơ thể tâp trung tiết Cortisol – chất làm giảm khả năng tự nhiễm bảo vệ dạ dày, tăng axit HCl, Pepsine, từ đó kích thích đẩy dịch từ dạ dày trào ngược lên thực quản và phá hủy niêm mạc dạ dày. Vì thế, không thể xem thường nguyên nhân này.
2. Viêm loét dạ dày, tá tràng
Thức ăn khi tiêu hóa xuống dạ dày tá tràng gặp những vết viêm loét tại đây, theo phản xạ tự nhiên sẽ tăng tiết axit nhiều hơn, vì thế dễ gây nên trào ngược axit dạ dày thực quản. Dạ dày có chức năng co bóp và tiêu hóa thức ăn nên khi dạ dày bị loét, tổn thương, chức năng tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng. Quá trình làm rỗng thức ăn ở dạ dày bị chậm, làm tăng áp lực cho cơ thắt thực quản, tạo điều kiện cho các chất dịch dạ dày, acid HCl, có thể cả dịch mật trào ngược lên ống thực quản.
3. Thói quen ăn uống không lành mạnh
Những thói quen như ăn quá no, ăn vào ban đêm hay ăn những loại trái cây có tính axit khi đang đói, ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ hay thức ăn nhanh… đều không tốt cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là dạ dày sẽ làm việc “vất vả” hơn. Ngoài ra, sử dụng nhiều chất kích thích thúc đẩy cơ thể tăng tiết HCl và Pepsine những chất ăn mòn dạ dày và kích ứng dạ dày gây trào ngược.
Bia rượu là kẻ thù của bệnh trào ngược axit dạ dày thực quản
4. Yếu tố bẩm sinh
Một số các dị tật bẩm sinh hoặc ảnh hưởng từ các bệnh tật khác như: cơ thắt thực quản dưới yếu, sa dạ dày, thoát vị cơ hoành… cũng có thể gây ra tình trạng trào ngược axit dạ dày thực quản. Ngoài ra, vấn đề thừa cân, béo phì cũng là nguyên nhân, do cân nặng gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới khiến trương lực của nó yếu đi, axit dạ dày và các chất dễ trào ngược hơn.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
– Hạn chế ăn đồ chiên rán, các thực phẩm có tính axit cao, các thực phẩm quá lạnh hay quá nóng, nói không với các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá…
– Không để tình trạng dạ dày quá đói hoặc quá no
– Ăn uống đúng giờ, đúng định lượng, cần ăn đủ 3 bữa/ngày, cho dù bạn có có cảm giác đói hay không là việc bệnh nhân trào ngược axit dạ dày thực quản phải tuân thủ.
– Hãy giảm cân nếu bạn thừa cân và đừng tăng cân nếu bạn đang có cân nặng lý tưởng.
Duy trì lối sống lành mạnh
Tập thể dục hàng ngày là cách bảo vệ sức khỏe cho bạn.
– Duy trì tập thể dục thể thao hàng ngày với cường độ nhẹ nhàng như bài tập dưỡng sinh hay yoga.
– Nằm nghỉ ngơi sau bữa ăn ít nhất 3 giờ đồng hồ trước khi bạn muốn và nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để mọi hoạt động trong cơ thể vận hành tốt nhất.
Trên đây là một số cách để phòng tránh bệnh trào ngược axit dạ dày thực quản. Ngoài việc kết hợp sử dụng thuốc để giảm tình trạng bệnh, chúng ta thấy rằng có thể ngăn ngừa được bệnh nếu xây dựng tốt chế độ ăn uống, giữ tinh thần sảng khoái và sinh hoạt lành mạnh. Chúc các bạn luôn có nhiều sức khỏe!