Theo nghiên cứu và khảo sát của viện Tai Mũi Họng trung ương đa số người bị viêm mũi dị ứng là dưới 45 tuổi, nhiều nhất tập trung ở độ tuổi 21 – 30. Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò vô cùng quan trọng để chống lại các yếu tố có hại bên ngoài môi trường có thể xâm hại cơ thể như vi khuẩn, virus. Nhưng ở người bị viêm mũi dị ứng, hệ thống phản xạ quá mức cần thiết với những thành phần bình thường như phấn hoa,…gây ra các tình trạng viêm và kích thích, gọi là phản ứng dị ứng niêm mạc phủ trên bề mặt mũi, xoang, mắt.
Người bị viêm mũi dị ứng thường có các biểu hiện như sau:
– Cảm giác như bị cảm uống thuốc không có tác dụng.
– Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi kéo dài.
– Đau đầu, đau và ù tai.
Viêm mũi dị ứng gây đau họng
– Đau họng và cổ luôn luôn có đàm.
– Mất mùi và mất vị giác.
– Ngứa mắt, đỏ mắt, phù nề thâm quầng mắt.
– Rối loạn giấc ngủ.
Một số trường hợp người bệnh thường nhờ đến phương pháp tây y để chữa trị, nhưng phương pháp này tỉ lệ khỏi hoàn toàn không cao, thường dễ tái phát khi thời tiết thay đổi, hay môi trường là việc nhiều khói bụi.
Thực tế để điều trị viêm mũi dị ứng là không khó, người bệnh có thể áp dụng các giải pháp điều trị bằng phương pháp đông y như sau để có những kết quả điều trị tốt nhất.
► Độc vị quả ké chữa viêm mũi dị ứng
Dùng 1 lượng khoảng 200gr quả ké đầu ngựa, rửa sạch sau đó sao cho tới khi có màu xám, tán thành dạng bột mịn. Ngày sử dụng 3 lần mỗi lần khoảng 4g dùng liên tục trong 1 liệu trình (khoảng 2-3 tuần).
Sau đó nghỉ vài ngày và tiếp tục sử dụng thêm 1-2 liệu trình nữa. Qua kiểm nghiệm chúng tôi nhận thấy đa số bệnh đều có tiến triển tốt, phản ứng dị ứng đã thuyên giảm dần sau khoảng từ 1-2 liệu trình đầu tiên. Lưu ý một số bệnh nhân có biểu hiện như tiêu chảy, đau đầu nhẹ, mệt mỏi nên ngừng sử dụng để theo dõi.
► Củ hành và gừng tươi chữa viêm mũi dị ứng
Với tình trạng về tắc mũi, nghẹt mũi, viêm xoang thì đây là giải pháp hữu hiệu nhất để nhanh có kết quả. Dùng khoảng 50gr củ hành ta, 50gr củ gừng tươi (lưu ý chỉ rửa sạch không nên gọt vỏ vì có thể làm mất tác dụng của gừng). Đem cả 2 giã nhuyễn và trộn đều với 2 muỗng giấm ăn, cho vào 1 cái tô có nước thật nóng để xông mũi.
Cách xông : dùng 1 tấm bìa cứng, cuốn lại hình 1 chiếc phễu ụp vào trong tô có chứa hỗn hợp nước xông sau đó từ từ hít đều 2 bên mũi đến khi hơi nước giảm dần.
► Vỏ bí đao và dây mướp chữa viêm mũi dị ứng
Với trường hợp viêm mũi dị ứng do thời tiết chúng ta có thể dùng vỏ bí đao hoặc dây mướp (lấy ở đoạn gần gốc) đem nấu với khoảng 2 lít nước sau đó để nguội dùng dần trong ngày sẽ giảm được các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi.
Phòng bệnh viêm mũi dị ứng
– Mục tiêu chính trong việc điều trị là làm thuyên giảm và tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
– Tăng cường các loại rau xanh, trái cây, hoa quả tươi để bổ sung các chất vitamin cần thiết cho cơ thể điều này giúp cho cơ thể có sức đề kháng tốt chống lại sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
– Hạn chế việc trồng hoa quanh nhà, không nuôi chó mèo trong nhà.
– Vệ sinh ga, gối, nệm, vải bọc ghế, thảm định kỳ.
– Giữ vệ sinh nơi ở, tránh ẩm thấp tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
– Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi hằng ngày.