Sâu răng là căn bệnh rất phổ biến trong các bệnh về răng miệng. Thống kê gần đây của Bệnh viện răng hàm mặt Trung ương cho biết có 90% dân số Việt Nam mắc các bệnh lý về răng miệng, trong đó có tới 75% người bị bệnh sâu răng.
Trong thời gian vừa qua có rất nhiều người bệnh đã sử dụng sản phẩm thuốc đặc trị đau sâu răng Thanh Tuấn để điều trị và có những phản hồi rất tốt về hiệu quả của thuốc. Tuy nhiên cũng có một vài ý kiến của người bệnh cho biết rằng sử dụng thuốc được một, hai ngày thì thấy khỏi nhưng vài tuần sau lại đau lại.
Hoặc một phản hồi gần đây nhất của chị Huệ (Khách hàng ở Đà Nẵng), chị cho biết “Cách đây hơn hai năm tôi có mua thuốc điều trị sâu răng của phòng chẩn trị YHCT Đông Y Thanh Tuấn cho con gái 6 tuổi sử dụng. Sau thời gian điều trị tình trạng đau sâu răng của cháu đã khỏi, cũng hai năm rồi không nghe cháu nói gì về tình trạng đau răng. Tuy nhiên cách đây vài ngày cháu nói chổ răng sâu lúc trước lại bị đau”.
Vì sao con gái của chị Huệ đã chữa khỏi sâu răng nhưng tái lại?
Tại sao lại có những trường hợp như vậy? Trong bài viết này phòng khám chúng tôi sẽ nêu rõ những sai lầm mà rất nhiều người bệnh mắc phải trong quá trình sử dụng thuốc để điều trị cũng như sau thời gian điều trị khiến cho bệnh không dứt điểm hoặc tái phát trở lại.
Một hộp thuốc điều trị đau sâu răng Thanh Tuấn kết hợp cả 2 loại thuốc nước và thuốc bột để điều trị. Có nhiều bệnh nhân vì lý do gì đó chỉ sử dụng thuốc nước nên hiệu quả điều trị chưa cao. Ngoài ra khi ngậm thuốc nước và thuốc bột, rất nhiều bệnh nhân chỉ ngậm thuốc trong vài phút sau đó nhổ bỏ, thời gian ngậm thuốc như vậy là quá ngắn. Để thuốc phát huy hiệu quả tiêu diệt hết vi khuẩn gây sâu răng, người bệnh nên ngậm thuốc ít nhất là 10 – 15 phút sau đó mới nhổ bỏ đi.
Dừng thuốc quá sớm rất dễ khiến bệnh tái phát trở lại
Một sai lầm nữa rất nhiều người bệnh mắc phải khi sử dụng thuốc đau sâu răng để điều trị là dừng thuốc quá sớm. Mặc dù khi sử dụng thuốc trong thời gian 24 giờ người bệnh đã cảm thấy tình trạng bệnh giảm hẳn, sử dụng thuốc thêm 2 – 3 ngày nữa là không còn bất kỳ triệu chứng đau nhức hay khó chịu gì nữa. Tuy nhiên thực tế là lúc này vi khuẩn gây bệnh chỉ mới bị loại trừ một phần nào đó chứ chưa bị tiêu diệt hoàn toàn.
Nếu bạn ngừng thuốc sau 2 – 3 ngày điều trị vi khuẩn gây bệnh chưa được tiêu diệt tận gốc rất dễ phục hồi lại và gây bệnh. Vì vậy để dứt điểm bệnh phòng khám chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng đến khi hết hộp thuốc (Một hộp thuốc sử dụng khoảng 2 tuần). Đối với những trường hợp bị sâu răng đã lâu, sâu nhiều răng tốt nhất nếu có điều kiện người bệnh nên sử dụng thêm một lộ trình điều trị nữa để điều trị triệt để hơn.
Nên kiêng thực phẩm có mùi tanh khi sử dụng thuốc chữa đau sâu răng
Trong quá trình sử dụng thuốc đau sâu răng để điều trị người bệnh cũng cần có những kiêng cử trong chế độ ăn uống thì mới đạt được hiệu quả như mong đợi. Người bệnh cần kiêng ăn thịt gà, thực phẩm có mùi tanh, thức ăn cay, chua, nóng, lạnh, đồ ăn quá cứng…
Một sai lầm rất hay gặp ở những người đã điều trị khỏi bệnh là không có những biện pháp phòng ngừa để tránh tình trạng tái phát lại bệnh. Sau khi điều trị khỏi bệnh người bệnh vẫn cần phải lưu ý đến việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn, trước khi đi ngủ, dùng chỉ nhà khoa để lấy hết thức ăn dính vào kẽ răng, hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường… Những trường hợp bị tái phát lại do nguyên nhân này thường gặp nhiều ở các em nhỏ, điển hình như trường hợp con gái của chị Huệ mà phòng khám đã đề cập bên trên.
Bên trên là những sai lầm rất thường gặp của người bệnh trong quá trình dùng thuốc chữa đau sâu răng Thanh Tuấn. Hy vọng rằng qua những chia sẻ thiết thực này của phòng khám chúng tôi sẽ giúp bạn sử dụng thuốc để điều trị hiệu quả hơn. Chúc bạn thành công!