Hãy chú ý, biểu hiện của suy tĩnh mạch chi dưới có thể cảm nhận qua từng thời kỳ. Cùng với sự phát triển của bệnh, chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ sự khác biệt trong từng giai đoạn. Bạn hãy là người cảm nhận tình trạng sức khoẻ của chính bạn để có một biện pháp phòng trị một cách hiệu quả. Đừng để bệnh quá nặng, vì nó sẽ khiến bạn gặp nhiều rắc rối về vấn đề sức khoẻ, tiền bạc cũng như thẩm mỹ.
Với bệnh suy tĩnh mạch chi dưới giai đoạn đầu, bạn rất khó phát hiện. Chúng ta chỉ có thể cảm nhận bằng chính cảm giác của chúng ta. Bàn chân sẽ cảm thấy nặng nề, đôi bàn chân thì tê buốt, làn da mỏng, bị khô và ngứa… Cũng có thể đã xuất hiện hiện tượng phù nhẹ. Đặc biệt vào ban đêm, bạn hay bị chuột rút, đau nhói khắp chân. Cảm giác càng tồi tệ hơn khi các bạn đứng hoặc ngồi mà không thay đổi tư thế trong một thời gian dài.
Triệu chứng suy tĩnh mạch chi dưới được biểu hiện ra ngoài qua lớp da trên cơ thể. Sự xuất hiện các dây tĩnh mạch hay mạng lưới tĩnh mạch có màu tím đậm hoặc xanh. Thường thì chúng đã nổi hẳn lên làn da. Bàn chân sưng phù, hay có triệu chứng co cứng. Cảm giác ngứa xung quanh một hay nhiều tĩnh mạch. Màu sắc của da cũng thay đổi chuyển từ màu da qua màu đỏ-đen xạm rõ rệt. Làn da bị tổn thương một cách nghiêm trọng vì bị viêm và loét. Đặc biệt ở vĩ trí gần mắt cá chân.
Chảy máu, một Lý do, các tĩnh mạch đã suy giảm chứng năng đáng kể. Chúng bị giãn nở do áp lực của trọng lực, không chuyển máu đã qua sử dụng về tim. Khi áp suất trong tĩnh mạch lớn hơn khả năng chịu lực của tĩnh mạch. Chúng sẽ bị hư hại, gây ra hiện tượng chảy máu.
Đầu tiên, bạn hãy tập thể dục thường xuyên vào mỗi buổi sáng. Chắc chắn rồi, tập thể dục giúp bạn có một sức khoẻ tốt cũng như phòng ngừa hiệu quả căn bệnh suy tĩnh mạch chi dưới. Đồng thời bạn cũng nên có một chế độ ăn uống hợp lý, cân nặng vượt quá mức cho phép chịu đựng của cơ thể cũng là một nguyên nhân dễ dẫn đến căn bệnh quái ác này. Khi bạn đang làm việc, công việc văn phòng không thể đi lại nhiều. Và bạn lại đang có triệu chứng, thì bạn hãy thực hiện phòng tránh bệnh bằng cách đơn giản như sau: đừng ngồi bắt chéo chân, hãy cử động khớp chân cũng như thay đổi tư thế ngồi của bạn… Thỉnh thoảng, bạn hãy đứng lên, đi đi lại lại một chút, phương pháp này sẽ giúp bạn có những bước cải thiện bệnh suy tĩnh mạch chi dưới một cách bất ngờ.
Tuy nhiên, khi mắc bệnh, bạn không có thời gian tập thể dục, cũng như chẳng thể nào đi lại tự do trong công ty bạn làm. Bạn hãy tìm hiểu thêm về các cách chữa bệnh khác để được hỗ trợ điều trị bệnh. Chúng tôi luôn mong muốn sức khoẻ tốt nhất đến các bạn.