Tân di hoa, thảo dược “tiên phong” trong điều trị viêm xoang

Thảo dược tân di hoa có vị cay, tính ấm, không độc, vào hai đường kinh Phế và Vị. Khi kết hợp giữa tân di hoa với các dược liệu như cam thảo, hà thủ ô, đẳng sâm… sẽ tạo nên một bài thuốc đặc trị viêm xoang hiệu quả.

Nụ tân di

Tên tiếng việt: Tân di hoa

Tên khoa học: Flos Magnoliae liliiflorae

Tên khác của tân di hoa: Nụ Hoa Mộc Lan, Tân Thẩn, Hâu Đào, Phòng Mộc, Tân Trĩ, Nghinh Xuân, Mộc Bút Hoa, Mao Tân Di, Tân Di Đào, Khương Phác Hoa.

TÂN DI HOA PHÂN BỐ NHIỀU Ở ĐÂU?

Tân di hoa phân bố chủ yếu ở các tỉnh Hà Nam, An Huy, Hồ Bắc, Tứ Xuyên (Trung Quốc).

MÔ TẢ CÂY

Tân di là cây bụi, lá thường màu xanh, hoa đực và hoa cái cùng một cây. Bộ nhị và bộ nhụy sắp xếp thành hình xoắn ốc, hoa lớn không phân biệt tràng hoa và đài hoa. Lá noãn nứt lưng, có 1-2 lá noãn.

THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN TÂN DI HOA

Vào dịp cuối thu đầu xuân, lúc hoa chưa nở sẽ được thu hái, cắt cả cành phơi trong bóng râm, dùng dần. Búp hoa bên ngoài có màu nâu sẫm, có nhiều lông nhung vàng như sợi tơ, bên trong không có lông, có mùi thơm đặc biệt.

Theo Trung Y: Chùi sạch lông nhung, nấu nước lá chuối ngâm 1 đêm, dùng nước tương nấu khoảng 3 giờ, lấy ra sấy khô, lấy hoa lột bỏ lớp ngoài, giã nát hoặc sao cháy.

Theo kinh nghiệm Việt Nam: Chùi sạch hết lông, phối hợp với các dược liệu khác. Nếu không chùi sạch lông thì cho vào các túi vải để sắc, tránh uống phải lông gây ngứa.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA THẢO DƯỢC TÂN DI HOA

Chứa nhiều tinh dầu (từ 0,5% – 2,86%) mà chủ yếu là eugenol, foeniculin, magnoflorine, paeonidin, eudesmin, magnolin, cinnamic aldehyde… Ngoài ra còn có flavonoid, anthocyanin, oleic acid, vitamin A, alkavoid…

CÔNG DỤNG CỦA THẢO DƯỢC TÂN DI HOA

 

Tân di hoa có vị cay, tính ấm, không độc.

Trong Đông y, tân di hoa được xem là “thần dược” cứu tinh cho bệnh nhân bị viêm mũi, viêm xoang dị ứng.

Tính vị, quy kinh

Tân di hoa có vị cay, tính ấm. Quy kinh Phế và Vị.

Chủ trị

Tân di hoa có tác dụng trừ phong, tán hàn, giúp thông tắc các lỗ tự nhiên, đặc trị các bệnh vùng mũi. Ngoài ra, tân di hoa còn có các tác dụng dược lý phong phú khác như tăng cường lưu lượng máu, chống viêm, giảm đau, ức chế virus cúm và một số vi khuẩn khác như tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn típ A, trực khuẩn bạch hầu; chống dị ứng, kháng nấm, chống dị ứng, hạ huyết áp, kích thích cơ trơn tử cung, cơ trơn thành ruột…

NHỮNG AI NÊN DÙNG TÂN DI HOA?

Người bị viêm xoang, viêm mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi…

Tân di hoa dùng cho người bị viêm mũi, viêm xoang.

MỘT SỐ BÀI THUỐC ĐÔNG Y TỪ TÂN DI HOA

Bài thuốc số 1: Say nắng, hoa mắt chóng mặt

Tân di 5 – 7 cái, hãm với một chút trà mạn uống.

Bài thuốc số 2: Cổ trướng do xơ gan

Rễ tân di 1.000g, sắc 3 lần, mỗi lần sắc trong 2 giờ, hoà nước thuốc cả ba lần, cô lại còn 2000 ml, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 20 ml.

Bài thuốc số 3: Thống kinh bất dựng (đau bụng khi hành kinh, khó thụ thai)

Tân di 20 – 30 cái, tán vụn, uống vào lúc sáng sớm khi chưa ăn điểm tâm.

Bài thuốc số 4: Hôi nách

Tân di, mộc hương, tế tân, xuyên khung, lượng bằng nhau, tán bột, xát vào nách.

Bài thuốc số 5: Hỗ trợ điều trị viêm mũi, viêm xoang

• Tân di hoa 9g, trứng gà 3 quả, hai thứ đem luộc chín, ăn trứng và uống nước.

• Tân di hoa 9g, ké đầu ngựa 15g, bạc hà 6g, sắc lấy nước uống, bã thuốc lại sắc tiếp, lấy nước cô thật đặc rồi hòa với nước ép của hành củ để nhỏ mũi.

• Tân di hoa, tạo giác và thạch xương bồ, lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, mỗi lần lấy một chút bột thuốc bọc trong vải gạc sạch, nhét vào trong lỗ mũi.

• Thanh Tỵ Linh:

Thanh Tỵ Linh – Giải pháp điều trị viêm xoang mũi từ thảo dược.

Sản phẩm thảo dược Thanh Tỵ Linh được bào chế với 10 thành phần dược thảo đông y như xuyên khung, tân di hoa, sài hồ, hoàng kỳ… giúp thông khí, giảm các triệu chứng đau đầu, ngạt mũi, hắt hơi. Hỗ trợ giảm viêm xoang, viêm mũi dị ứng cấp và mạn tính, hỗ trợ phục hồi niêm mạc xoang mạn tính.

THẬN TRỌNG

Khi dùng tân di hoa phải chùi sạch lông, nếu không thì phải cho vào túi vải buộc kín miệng mà sắc để tránh gây ho và gây ngứa.

 

 

 

Comments are closed.