Phải làm gì khi bị đau nhức chân vào ban đêm

Đau nhức chân là triệu chứng phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là đối với người lớn tuổi càng về ban đêm cơn đau càng trở nên nặng hơn khiến người bệnh khó ngủ, ngủ không ngon giấc gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, tâm sinh lý người bệnh. Vậy nguyên nhân nào gây đau nhức chân vào ban đêm và cần làm gì khi bị bệnh?

Nguyên nhân gây đau nhức chân

Do thiếu canxi: Canxi tham gia hầu hết các hoạt động của tế bào và cơ thể. Canxi chiếm 1,5-2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng chân, móng tay, 1% còn lại trong máu. Khi cơ thể thiếu canxi dẫn đến tình trạng loãng xương, thường xuyên đau nhức, mỏi chân tay và cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, uể oải.

Do chấn thương: khi bị va đập mạnh hoặc do tai nạn giao thông gây tổn thương vùng cơ, vùng khớp dẫn đến đau nhức chân.

Do tính chất nghề nghiệp: nhân viên văn phòng, công nhân may, giáo viên… thường phải đứng hay ngồi lâu hoặc người ít vận động làm dây thần kinh bị chèn ép, khí huyết lưu thông kém. Những người mang vác vật nặng và làm việc quá sức khiến cơ xương, khớp bị đau và dẫn đến nhức mỏi.

Do yếu tố thời tiết: Thời tiết thay đổi nắng mưa thất thường cũng là một yếu tố gây đau nhức chân vào ban đêm. 

Do các bệnh về xương khớp: Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, tiểu đường… cũng gây đau nhức.

Đau nhức chân là triệu chứng gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống.

Một số phương pháp đơn giản làm giảm triệu chứng đau nhức chân

Massage giảm đau nhức toàn chân: Việc massage nhẹ nhàng chỗ bị đau nhức giúp thư giãn cơ bắp và hệ thần kinh, các gân cơ được thả lỏng giúp giảm đau nhức chân.

Tập thể dục: Các bài tập thể dục như đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe hàng ngày được thực hiện đều đặn, thường xuyên 30 phút sẽ giúp cho các khớp, cơ được hoạt động, máu lưu thông tốt giúp chân đỡ đau nhức chân đặc biệt vào ban đêm.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: bằng cách bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi, sắt, vitamin và magie, rau xanh… vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày giúp cải thiện tình trạng đau nhức chân. Bên cạnh đó, người bệnh cần uống ít nhất 2 lít/ngày để cơ thể không bị mất nước trong quá trình hoạt động, lao động. Ngoài ra, nên hạn chế thức khuya, đi ngủ đúng giờ (trước 23h), tránh những chất gây kích thích (rượu bia, thuốc lá, cà phê…) tránh tình trạng đau nhức chân trở nên nặng hơn.

Đi bộ tập thể dục thường ngày giúp giảm đau chân hiệu quả.

Nếu đã thử các cách trên mà cơn đau nhức chân vào ban đêm vẫn không cải thiện, kéo dài bạn nên đến cơ sở y tế gặp bác sỹ để được tư vấn thăm khám và điều trị sớm nhất. 

 

 

 

Comments are closed.