Gai gót bàn chân do canxi tích tụ ở xương gót bàn chân gây ra. Khi bị gai gót người bệnh thường xuất hiện những cơn đau nhẹ ở phần trên của chân và nếu không được điều trị kịp thời thì các cơn đau sẽ ngày càng tăng lên. Bệnh gai gót bàn chân có thể dẫn đến phù chân hoặc cơn đau có thể lan lên khu vực mắt cá chân, gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
– Nữ giới thường xuyên mang giày cao gót.
– Những người bị béo phì, người lao động thường xuyên, mang vác vật nặng trong thời gian dài.
– Vận động viên khởi động chưa kỹ trước khi tập luyện.
– Người ở tuổi trung niên (trên 40 tuổi)
– Người đi bộ nhiều hoặc chạy bộ nhiều mà không mang giày đúng cách.
– Ngoài ra người có bàn chân phẳng hoặc vòm bàn chân cao cũng rất dễ bị bệnh gai gót bàn chân.
Ban đầu, cảm thấy đau nhức nhối, buốt ở vùng xương gót hoặc gan bàn chân. Cơn đau tăng thêm sau khi vận động mạnh đột ngột, giảm sau khi nghỉ ngơi một thời gian. Người bệnh thường đau nhiều vào buổi sáng, khi mới ngủ dậy, vừa xuống giường bước đi. Sau khi đi lại được một lúc cảm giác đau mới giảm dần. Tình trạng đau cũng tăng lên nhiều hơn khi đi lại trên bề mặt cứng hoặc khiêng vác vật nặng. Triệu chứng đau nhiều có thể ảnh hưởng tới công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Dù mức độ bệnh đau gót bàn chân nặng hay nhẹ thì người bệnh cần phải đi giày mềm vừa chân, có thể lót một lớp đệm dày, đàn hồi như cao su vào đế giầy. Đồng thời, hạn chế các hoạt động đòi hỏi phải đi lại nhiều, không khiêng vác vật nặng, cho đôi chân nghỉ ngơi hợp lý…
Bên cạnh đó người bệnh có thể thực hiện các bài tập mát – xa chân hoặc chườm đá lạnh, khăn nóng để các mạch máu ở khu vực gót chân lưu thông tốt, giúp giảm đau.
Trường hợp đau nhiều người bệnh có thể dùng thuốc chống viêm, giảm đau không có chứa chất steroid như aspirin, diclofenac, meloxicam, piroxicam… Tuy nhiên cần lưu ý những loại thuốc này sẽ ảnh hưởng đến dạ dày nên cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa xương khớp trước khi sử dụng.
Nếu đã áp dụng những phương pháp trên nhưng tình trạng của bệnh đau gót bàn chân vẫn không giảm thì người bệnh nên đến bệnh viện kịp tra để có thể điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, để phòng tránh bệnh gai gót chân, chúng ta không nên làm việc quá sức để gân chân phải hoạt động liên tục; nên đi giày mềm mại, vừa vặn với chân, có độ cao từ 2 – 3cm.
Ngọc Uyển