Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch chân nếu để nặng sẽ gây ra biến chứng hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Các cục máu này gây tắc nghẽn khiến cho máu không thể lưu thông và bị ứ lại. Vậy nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch chân là do đâu và dấu hiệu nhận biết như thế nào?

Một số nguyên nhân dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chân

Yếu tố tuổi tác: Người cao tuổi do quá trình lão hóa tuổi tác làm giảm chức năng của các tĩnh mạch chân. Tuy nhiên ngày nay bệnh suy giãn tĩnh mạch có dấu hiệu trẻ hóa.

Yếu tố nghề nghiệp: Những công việc như nhân viên văn phòng, công nhân nhà máy may, giáo viên… do tư thế làm việc ngồi, đứng lâu suốt nhiều giờ mỗi ngày hoặc ít vận động làm tăng áp lực mạch máu xuống chân dẫn đến tổn thương các van. Đặc biệt là phụ nữ hay mặc quần bó sát, đi giày cao gót và ngồi vắt chéo chân có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch chân.

Yếu tố di truyền: Nghiên cứu cho thấy bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có tính chất di truyền bởi trong thực tế đã có không ít các trường hợp tiền sử gia đình về suy giãn tĩnh mạch, viêm loét tĩnh mạch hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu thì các thành viên khác cùng huyết thống trong gia đình cũng dễ bị bệnh tương tự, với tần suất gấp 1,5 đến 2 lần người bình thường.

Yếu tố mang thai: Khoa học chứng minh mang thai là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chân vì khi phụ nữ mang thai lượng hooc môn và lượng máu trong phụ nữ tăng. Giãn tĩnh mạch thường nặng hơn trong thời kỳ thứ ba hay 3 tháng cuối của thai kỳ. Phụ nữ mang thai và sinh nở nhiều lần có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người chưa mang thai và nam giới gấp hai lần.

Yếu tố béo phì: Béo phì gây ra nhiều biến chứng trong đó có suy giãn tĩnh mạch do sự tích tụ mỡ quá nhiều trong cơ thể dẫn đến dư thừa cholesterol, làm tăng áp lực cho việc lưu thông máu; ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tuần hoàn. 

Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch cao

Dưới đây là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng suy giãn tĩnh mạch

Ở giai đoạn đầu, người bệnh có biểu hiện: đau chân, nặng chân, phù chân nhẹ khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều trong thời gian dài, chuột rút, châm chích, có cảm giác như kiến bò ở chân nhất là vào ban đêm. Những biểu hiện này thường mờ nhạt nên người bệnh ít khi để ý và hay bỏ qua.

Nhưng khi tình trạng trên kéo dài sẽ gây phù chân nặng, vùng chân bị đau xuất hiện chàm da do máu ứ lại ở tĩnh mạch lâu ngày. Các tĩnh mạch trương phồng lên gây cảm giác đau nhức, chân nặng hơn có thể gây các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da. Nếu các tĩnh mạch giãn to và không được điều trị gây ra tình trạng lở loét rất khó điều trị.

Suy giãn tĩnh mạch gây ảnh hưởng cuộc sống

Chân nổi những búi gân xanh là dấu hiện suy giãn tĩnh mạch chân giai đoạn bệnh tiến triển.

Với những nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết của suy giãn tĩnh mạch chân mà chúng tôi chia sẻ trên mong rằng các bạn nên chú ý hơn để bảo vệ sức khỏe nhất là những chị em phụ nữ vì tính chất công việc và mang thai sinh nở không thể tránh khỏi. Ngoài ra bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

 

 

 

 

Comments are closed.