Diếp cá, vị thuốc quý chữa bách bệnh cho cả nhà

Diếp cá không chỉ là loại rau thơm được sử dụng phổ biến trong món ăn của người Việt mà còn là vị thảo dược quý trong các bài thuốc trị sốt, cầm máu. Theo kinh nghiệm dân gian, ông bà ta đã biết tận dụng nguồn thảo dược tự nhiên này để hạ sốt, đặc biệt đối với trẻ nhỏ rất an toàn.

Tên tiếng việt: Diếp cá

Tên khoa học: Herba Houttuyniae

Tên gọi khác của diếp cá: Cây lá giấp, ngư tinh thảo, rau vẹn, tập thái.

DIẾP CÁ PHÂN BỐ NHIỀU Ở ĐÂU?

Diếp cá - hình 01 

Cây diếp cá, loài cây quen thuộc của mọi gia đình.

Diếp cá phân bố từ Ấn Độ qua Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, diếp cá mọc hoang ở chỗ ẩm ướt.

MÔ TẢ CÂY

Là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt, có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng. Toàn cây vò có mùi tanh như mùi cá. Diếp cá là cây quen thuộc trong nhân dân, không chỉ được dùng làm rau ăn mà còn dùng làm thuốc. Bộ phận dùng làm thuốc lá và thân, thường dùng tươi hoặc sấy khô.

 

THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN DIẾP CÁ

 Diếp cá - hình 02

Diếp cá được trồng và thu hoạch quanh năm

Diếp cá được trồng và thu hoạch quanh năm. Ở Trung Quốc, người ta nhổ cây diếp cá vào mùa hè, thu hoạch, rửa sạch rồi phơi khô. Ở Việt nam, có thể hái ăn sống vào bất kỳ lúc nào, vào mùa hè, thu, lúc cây xanh tốt. Hái về, bỏ hết rễ, phơi khô là được. Bào chế : Nhặt bỏ tạp chất và rễ tàn, rửa mềm rồi cắt từng đoạn, phơi khô dùng dần. Bảo quản: Để chỗ khô ráo, thoáng gió

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

– Các flavonoid: quercitrin (=quercetin 3- rhamnosid), isoquercitrin (quercetin 3-glucosid)

– Tinh dầu: Đây là thành phần làm cho dược liệu có mùi đặc biệt. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là methylnonylceton, laurylaldehyd, caprylaldehyd và decanonyl acetaldehyd. Chất sau cùng này là thành phần chính nhưng không bền và dễ bị phân huỷ khi chưng cất.

– Ngoài ra trong diếp cá còn có nhiều chất khác: N-(4-hydroxystyryl)-benzamid, aristolactam, các alcaloid nhân pyridin, 1,3,5 – tridecanonylbenzen.

 

CÔNG DỤNG CỦA DIẾP CÁ

► Tính vị, quy kinh

Theo đông y, giấp cá vị cay, chua, mùi tanh, tính mát, cay vào phế Kinh.

 Diếp cá - hình 03

Diếp cá có vị cay, chua, tính mát

► Chủ trị

Đông y thường xuyên dùng diếp cá để:

– Chữa viêm phổi, thổ huyết, viêm nhiễm đường hô hấp trên, viêm phế quản mãn tính.

– Chữa ho khan, cảm nhiễm, sưng phổi, cảm lạnh sốt cao, lở loét cổ tử cung.

– Chữa táo bón, kiết lỵ do vi khuẩn cấp tính, viêm gan vàng mật cấp tính.

– Chữa viêm mũi, viêm tai giữa sưng mủ, quai bị, viêm họng mãn tính.

– Chữa viêm tuyến tiền liệt, mụn nhọt mẩn đỏ và một chứng bệnh khác.

 

MỘT SỐ BÀI THUỐC ĐÔNG Y TỪ RAU DIẾP CÁ

Bài thuốc số 1: Lợi tiểu, trị đái buốt

Rau giấp cá 20-50g, rau má tươi 50g, rau mã đề tươi 40-50g, rửa sạch, vò nát trong nước, sau gạn lấy nước trong uống, ngày 1-3 lần. Thực hiện trong 7-10 ngày

Bài thuốc số 2: Cầm máu

Dùng khi bị xuất huyết do trĩ (bệnh): rau diếp cá 2 kg, bạch cập 1 kg, tất cả sấy khô tán bột, ngày uống 6-12 g, chia 3 lần.

Bài thuốc số 3: Sốt

· Rau diếp cá 30g để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nửa bát nước nguội vào đun sôi, để nguội và uống làm một lần; đồng thời, lấy bã đắp vào thái dương.

· 20g diếp cá, rửa sạch, giã nát lấy nước bỏ bã. Ngày uống 2 lần, dùng đến khi hết sốt. Hoặc 15g diếp cá, 12g lá hương trà loại nhỏ, rửa sạch, nấu nước uống. Ngày uống 2 lần sau bữa ăn. Dùng cho tới khi hết triệu chứng sốt.

Bài thuốc số 4: Viêm tai giữa

Lá diếp cá khô 20g, táo đỏ 10g, nước 600ml sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày.

Bài thuốc số 5: Điều hòa kinh nguyệt

Diếp cá 40g, ngải cứu 30g, giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội lấy một bát nước thuốc, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày, uống liền 5 ngày, uống trước kỳ kinh 10 ngày.

 

DIẾP CÁ, 1 TRONG 8 VỊ THẢO DƯỢC CHỮA SUY GIÃN TĨNH MẠCH

Theo Y học cổ truyền, gân do can huyết sinh ra và nuôi dưỡng. Trường hợp can huyết không đầy đủ, gân sẽ bị suy yếu, khô, giảm sự đàn hồi và dễ bị tổn thương do ngoại tà, sang chấn.

Sự kết hợp giữa 8 vị thảo dược, bao gồm: diếp cá, đào nhân, đan sâm, đương quy, hoàng kỳ, thục địa, xích thược, xuyên khung theo lý luận y học cổ truyền Quân – Thần – Tá – Sứ đã tạo nên bài thuốc Thanh Mạch Thống hiệu quả trong việc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân cấp và mạn tính. Sử dụng Thanh Mạch Thống đều đặn và thường xuyên, vết gân xanh nổi trên da hay chứng nặng chân, đau chân

Với cơ chế thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu hoàn toàn tự nhiên, các vị thuốc như diếp cá, đào nhân, đan sâm... đóng vai trò hỗ trợ đắc lực cho người bị giãn tĩnh mạch chân. Hiệu quả sản phẩm cải thiện rõ rệt khi sử dụng đều đặn, thường xuyên biểu hiện cụ thể là vết gân xanh nổi trên da, nặng chân, đau chân… trở lại trạng thái bình thường.

Thanh Mạch Thống giải pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch.

Thanh Mạch Thống, sản phẩm giúp thông khí huyết và bền tĩnh mạch.

 

THẬN TRỌNG

Những người nguyên khí hư, có chứng đau chân không nên dùng. Những người không phải thấp nhiệt và sang độc cũng không nên dùng rau diếp cá.


Thầy thuốc Nguyễn Thanh Tuấn tổng hợp

Comments are closed.