Đau gót chân là biểu hiện của bệnh gì?

Sáng sớm ngủ dậy, bạn đặt chân xuống đất để bước đi và cảm thấy đau nhói, thốn gót chân làm bạn khó chịu… Đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới, hoặc có thể là bạn đã bị chứng bệnh đau gót chân hay còn gọi viêm gan chân. Vậy đau gót chân là biểu hiện của bệnh gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Nguyên nhân gây viêm gan lòng bàn chân

Viêm gan lòng bàn chân thường do:

– Mang giày không phù hợp như: quá cao, quá chật hoặc giày quá cứng.

– Khi tập thể dụng, chơi thể thao hoặc đi bộ mà không khởi động kĩ.

– Người béo phì, có trọng lượng cơ thể lớn hoặc người thường làm công việc mang vác vật nặng gây áp lực lên gan bàn chân.

– Thường xuyên đi chân không trên bề mặt cứng.

– Do tính chất công việc thường xuyên đi hoặc đứng lâu cũng dẫn đến tình trạng đau gót chân.

– Phụ nữ mang thai, người có cấu tạo bàn chân bẹt bẩm sinh hoặc ở tuổi tiền mãn kinh, người có tiền sử về bệnh viêm khớp, tiểu đường cũng có nguy cơ cao bị bệnh đau gót chân.

Đau gót chân là biểu hiện của bệnh viêm gan lòng bàn chân

Đau gót chân là biểu hiện của bệnh viêm gan lòng bàn chân.

Biến chứng đau gót chân: Đau gót chân là biểu hiện của bệnh viêm gan lòng bàn chân, bệnh ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày khiến người bệnh hạn chế cử động, thậm chí thay đổi dáng đi của bạn. Bệnh không được điều trị sớm và kịp thời sẽ có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm.

Những phương pháp tự chăm sóc và khắc phục tình trạng đau gót chân

– Khi bàn chân có những biểu hiện: tê nhức, sưng gai gót chân người bệnh cần nghỉ ngơi hợp lí, chườm đá vào gót chân ngày 1-2 lần, mỗi lần 10-15 phút, khi ngủ kê cao chân một chút.

– Nên lựa chọn cho mình đôi giày phù hợp về kích cỡ chân, độ cao vừa phải, nên mang dép mềm khi tiếp xúc với bề mặt cứng.

– Duy trì cân nặng cơ thể để tránh tình trạng béo phì.

– Ngâm chân với nước ấm có pha chút muối và vài lát gừng giúp cơ bàn chân được thư giãn.

– Tập một số bài tập co duỗi chân vào buổi sáng và tối.

Khi bị đau gót chân nên ngâm bằng nước muối ấm pha gừng

Khi bị đau gót chân nên ngâm bằng nước muối ấm pha gừng.

Vậy khi nào cần gặp bác sĩ?

Trong trường hợp con đau kéo dài và ngày càng nặng, có thể nóng, tê ran hoặc ngứa ở gót chân không thể sinh hoạt đi lại như bình thường và có dấu hiệu:

– Cơn đau nhức xuất hiện đột ngột và tăng dần với cường độ mạnh

– Thấy đỏ ở vùng da gót chân

– Gót chân sưng tấy.

Biểu hiện của bệnh đau gót chân rất dễ nhận biết. Tuy nhiên người bệnh vẫn không chú ý và điều trị sớm dẫn đến bệnh trở nên nặng và phải kéo dài thời gian điều trị, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên, các bạn sẽ có thêm kiến thức hữu ích cho bản thân trong phòng và điều trị bệnh gai gót chân. Chúc các bạn nhiều sức khỏe!

Ngọc Lý

 

 

Comments are closed.