Viêm mũi dị ứng là một thể bệnh miễn dịch gây ra bởi các dị nguyên bên ngoài, xâm nhập và bám vào các niêm mạc mũi, gây ra các tình trạng viêm và kích thích gọi là phản ứng dị ứng niêm mạc phủ. Người bị viêm mũi dị ứng ban đầu thường nhẫm lẫn với bệnh cảm cúm vì có các triệu chứng như : nghẹt mũi, sổ mũi, chảy dịch kéo dài, nhức đầu,… nên không có giải pháp điều trị kịp thời thường dẫn đến các biến chứng khác như là gây ra tình trạng viêm xoang, hen, suyễn.
Để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng ngoài phương pháp tây y, chúng ta còn có các bài thuốc dân gian khác có thể chữa khỏi hoàn toàn chứng bệnh này. Ưu điểm của việc chữa trị này là các cây thuốc có sẵn trong tự nhiên, cách làm dễ dàng, không có các phản ứng phụ như thuốc tây. Qua quá trình nghiên cứu và bào chế thành công chúng tôi xin liệt kê các cây thuốc chữa viêm mũi dị ứng hữu hiệu sau đây để bạn có thể áp dụng.
Cây hoa ngũ sắc trong dân gian còn gọi là hoa cứt lợn là một loại thuốc quý có tác dụng chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Trong hoa ngũ sắc có chứa khoảng 0,20% tinh dầu gồm các chất như Cadinen, caryophyllen, geratocromen, demetoxygeratocromen và một số thành phần hóa học khác có tác dụng chống viêm, phù nề, dị ứng cả cấp và mãn tính.
Hoa ngũ sắc – cây thuốc chữa viêm mũi dị ứng
Cách làm: tìm hái khoảng 100gr cây hoa ngũ sắc tươi, rửa sạch, để ráo sau đó giã nát vắt lấy nước cốt.
Cách dùng: dùng bông gòn thấm với nước cốt hoa ngũ sắc, nhét vào bên lỗ mũi bị đau sau khoảng 15 – 20 phút rút bỏ bông và hỉ mũi, lúc này các dịch mủ nơi bị viêm sẽ chảy ra ngoài, nên lưu ý tránh hỉ mũi mạnh vì lúc này dịch thoát ra ngoài sẽ đi ngang vòi nhĩ (đường nối thông giữa mũi và tai) có thể gây ra tình trạng viêm tai giữa.
Ké đầu ngựa có tên gọi khác như thương nhĩ tử, xương nhĩ, thương nhĩ, phắc ma mọc hoang ở nước ta rất nhiều. Ké đầu ngựa là dạng cây thảo sống quanh năm cao khoảng 50 – 80 cm, ít phân cành. Các chất hóa học trong ké đầu ngựa có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, giảm ho, chống dị ứng,…
Ké đầu ngựa có nhiều loại : ké đầu ngựa, ké hoa vàng, ké hoa đào, ké đồng tiền,…nhưng trong đông y để chữa bệnh viêm mũi dị ứng người ta thường dùng ké đầu ngựa.
Ké đầu ngựa – cây thuốc chữa viêm mũi dị ứng
Cách làm: Dùng 1 lượng khoảng 200gr quả ké đầu ngựa, rửa sạch sau đó sao cho tới khi có màu xám, tán thành dạng bột mịn. Ngày sử dụng 3 lần mỗi lần khoảng 4g dùng liên tục trong 1 liệu trình (khoảng 2-3 tuần).
Sau đó nghỉ vài ngày và tiếp tục sử dụng thêm 1-2 liệu trình nữa. Qua kiểm nghiệm chúng tôi nhận thấy đa số bệnh đều có tiến triển tốt, phản ứng dị ứng đã thuyên giảm dần sau khoảng từ 1-2 liệu trình đầu tiên. Lưu ý một số bệnh nhân có biểu hiện như tiêu chảy, đau đầu nhẹ, mệt mỏi nên ngừng sử dụng để theo dõi.
Thành phần của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các virút gây bệnh. Tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và aliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D, PP,hiđrát cacbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như: iốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng.
Tỏi – Cây thuốc chữa viêm mũi dị ứng
Cách làm: Tỏi bóc vỏ, rửa sạch ăn sống hoặc giã nhỏ pha với nước đun sôi để nguội uống. Tỏi có nồng độ càng cao thì hiệu quả càng nhanh (tùy khả năng chịu đựng của bạn) nhưng thông thường có thể ăn hàng ngày, mỗi bữa 1-2 tép nhỏ (nếu đang không bị viêm xoang – viêm mũi dị ứng nặng).
Tỏi bóc vỏ, rửa sạch ăn sống hoặc giã nhỏ pha với nước đun sôi để nguội uống. Tỏi có nồng độ càng cao thì hiệu quả càng nhanh (tùy khả năng chịu đựng của bạn) nhưng thông thường có thể ăn hàng ngày, mỗi bữa 1-2 tép nhỏ (nếu đang không bị viêm xoang – viêm mũi dị ứng nặng).