Thanh niên là độ tuổi mà cơ thể đang phát triển nhiều nhất, vì thế mà nhu cầu cho việc ngủ cũng nhiều hơn so với đối tượng khác. Tuy nhiên vì một số lý do nào đó mà xảy ra hiện tượng bệnh mất ngủ ở thanh niên, có thể ngắn hạn nhưng cũng có thể là mãn tính. Vậy cụ thể bệnh lý này như thế nào, ảnh hưởng và mối nguy hại ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Bệnh mất ngủ ở thanh niên không giống với mất ngủ ở tuổi già. Người lớn tuổi có thể do một vài bệnh lý bên trong cơ thể gây ra đau nhức nên gây khó khăn trong mỗi giấc ngủ. Riêng ở độ tuổi thanh niên, do đang trong quá trình thay đổi một số hormone bên trong cơ thể nên điều này có thể ảnh hưởng một phần nhỏ đến giấc ngủ của bạn. Bên cạnh đó cũng còn một số nguyên nhân khác như thói quen đi ngủ không đúng giờ, chế độ ăn kiêng hay một số yếu tố tâm lý lo lắng, căng thẳng.
Lo lắng, căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính gây mất ngủ
– Khó đi vào giấc ngủ và thường thức dậy sớm vào buổi sáng
– Cảm thấy mệt mỏi, tâm trạng hay cáu gắt
– Thiếu tập trung, chất lượng học tập và làm việc giảm sút
Đó là những triệu chứng thường thấy của bệnh mất ngủ ở thanh niên. Một nghiên cứu về bệnh lý này của đại học Johns Hopkins cho thấy rằng mất ngủ có thể là nguyên nhân của bệnh trầm cảm. Theo đó có một mối quan hệ chặt chẽ giữa rối loạn giấc ngủ, trầm cảm lâm sàng và đau khổ tâm thần.
Dựa trên kết quả nghiên cứu lâm sàng trên 1.053 người gặp phải vấn đề mất ngủ, sau khoảng 34 năm theo dõi thì có 101 người mắc bệnh trầm cảm, 13 vụ tự tử. Theo như điều tra, tỷ lệ người sử dụng các chất kích thích chứa caffein, cồn có tỷ lệ mất ngủ cao, tiếp đến là do kiêng ăn và cuối cùng là do áp lực tâm lý. Ở họ thời gian ngủ rất ít, trung bình dưới 7 tiếng một ngày.
Khó ngủ là biểu hiện dễ thấy nhất khi bị bệnh mất ngủ
Ở lứa tuổi thanh niên tuyệt đối không nên sử dụng đến thuốc ngủ mà việc đầu tiên cần làm là thay đổi chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt của mình. Hãy loại bỏ bệnh mất ngủ ở thanh niên bằng cách đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Hãy tạo ra một thói quen đi ngủ tốt và nếu có thể, hãy thử một vài động tác thể dục nhẹ trước khi ngủ. Điều đó sẽ giúp tiết ra hormone endorphines giúp dễ dàng ngủ hơn.
Ngồi thiền trước khi đi ngủ là một cách giúp thư giãn đầu óc
Điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình, tránh đưa vào cơ thể lượng đường hay caffein trước khi đi ngủ. Không sử dụng thiết bị công nghệ trên giường ngủ vì chúng có thể khiến não bộ hoạt động liên tục.
Hy vọng với những thông tin trên bạn sẽ hiểu hơn về bệnh lý mất ngủ, từ đó mình sẽ có những biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa ngay từ đầu, tránh bệnh diễn biến nặng hơn. Để được tư vấn rõ hơn về căn bệnh này cũng như giải pháp điều trị tốt nhất bạn có thể liên lạc theo hotline 0254 3921 527 bạn nhé.