Bạn biết gì về hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ em?

Trào ngược dạ dày không chỉ là một căn bệnh thường gặp ở người lớn mà còn xảy ra ở trẻ em. Do hệ tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn này còn yếu và đang hoàn thiện nên rất dễ bị nôn trớ, ọc sữa hay khò khè. Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ em không những gây mệt mỏi cho cơ thể của bé, ảnh hưởng đến sự phát triển mà còn khiến cho các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ em

Nôn trớ là triệu chứng rõ nhất của bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em. Nôn trớ do trào ngược khác với nôn trớ sinh lý, thường xảy ra khi trẻ thay đổi tư thế đột ngột sau khi ăn. Nguyên nhân là do cơ thắt thực quản yếu, không đủ sức cản trở thức ăn cũng như sữa tràn lên thực quản.

 Nôn trớ sau khi ăn là triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em

Một nguyên nhân nữa là thức ăn ở trẻ em chủ yếu là sữa và thức ăn đã xay nhỏ, nhuyễn nên những thức ăn này rất dễ tràn lên thực quản dù khe hở ở van dạ dày rất nhỏ. Ngoài ra trẻ bị trào ngược dạ dày còn do một số nguyên nhân như dị ứng đạm sữa, nhiễm trùng toàn thân, viêm dạ dày, bại não…

Trẻ bị trào ngược dạ dày dễ bị sụt cân vì rất khó cho ăn và cho bú. Những lúc đó, trẻ thường la hét, khóc nhiều, vặn vẹo người từ chối thức ăn.

Trẻ bị trào ngược thường quấy khóc khi ăn.

Một vài lưu ý khi chăm sóc trẻ em bị trào ngược dạ dày

Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ em sẽ từ từ hết khi hệ thống tiêu hóa được hoàn thiện hơn. Tuy nhiên trong khoảng thời gian đó bạn cũng cần phải quan tâm và lưu ý vài vấn đề khi chăm sóc bé.

– Sau khi cho bé bú hoặc uống sữa xong nên bế trẻ đứng, mặt úp vào vai để sữa hoặc thức ăn từ dạ dày xuống ruột nhanh hơn.

– Có thể làm đặc sữa hoặc thức ăn cho bé bằng cách pha thêm bột gạo. Thức ăn đặc hơn sẽ giảm nôn trớ, bé không quấy khóc nhiều nữa. Hoặc cách khác là bạn sử dụng loại sữa dành riêng cho các bé bị trào ngược dạ dày. Loại sữa này có bổ sung thành phần chất xơ sẽ giúp hạn chế triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em.

– Không cho trẻ ăn các loại thức ăn, đồ uống dễ tăng nguy cơ trào ngược như: socola, cà phê, thức ăn nhiều chất béo, chua, cay, đồ uống chua như nước chanh, cam…

– Cần điều chỉnh tư thế khi bé nằm hoặc ngủ. Nên kê cao gối khoảng 30 độ để tránh thức ăn trào ngược lên trên, không cho bé nằm ngay sau khi ăn và tránh mặc quần áo quá chật ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.

Trên đây là một vài thông tin giúp các bà mẹ chăm sóc con tốt hơn khi bé bị trào ngược dạ dày. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn, chúc bạn và bé luôn khỏe mạnh.

 

Comments are closed.