Bà bầu có nên chữa bệnh sâu răng không?

Trên thực tế cho thấy rằng bà bầu là người có nguy cơ cao nhất trong việc mắc các bệnh về răng miệng như: bệnh sâu răng, bệnh viêm lợi… do lượng can xi trong cơ thể dễ bị thiếu hụt vì vừa phải cung cấp canxi cho thai nhi. Đối với bà bầu hoàn toàn khỏe mạnh, sự thay đổi này rất khó nhận thấy, còn đối với những bà bầu mà sức khỏe yếu thì khi mang bầu lượng canxi trong cơ thể người mẹ sẽ giảm đi rất nhiều.

bà bầu nên khám răng thường xuyên

Bệnh sâu răng ảnh hưởng nhiều đến bà bầu

Khi thai nhi được 24 – 25 tuần tuổi là thời điểm hệ xương đang hình thành mạnh mẽ. Lúc này lượng canxi thai nhi cần nhiều hơn các tháng trước rất nhiều. Và lượng canxi cần thiết để hình thành xương của trẻ được lấy từ cơ thể của mẹ. Nếu người mẹ không đủ canxi và không bổ sung được canxi qua ăn, uống thì nhiều khả năng thiếu hụt canxi nghiêm trọng, và bệnh đầu tiên gặp phải là các bệnh răng miệng.Hơn nữa, khi mang bầu, tuyến nước bọt trong cơ thể người mẹ có sự thay đổi. Trong nước bọt chứa những chất làm chắc men răng, ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh sâu răng. Trong thời gian mang này, lượng nước bọt tiết ra giảm và hậu quả là bị bệnh sâu răng ở bà bầu.

Bà bầu có nên chữa sâu răng không?

Nếu theo kinh nghiệm dân gian, trì hoãn việc khám răng trong thời gian mang thai, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến em bé sau này bởi vì nếu viêm lợi quá nặng có thể dẫn tới sinh non. Việc mẹ bị sâu răng cũng sẽ khiến con bị sâu răng theo và viêm vòm họng.Các nhà khoa học còn khẳng định, những người mẹ bị sâu răng thì sẽ sinh ra những đứa trẻ có hệ miễn dịch kém và bộ máy tiêu hóa làm việc không tốt, chưa kể còn xuất hiện một loạt các bệnh khác.

 

Sâu răng ở bà bầu
Vệ sinh răng miệng đúng cách giảm nguy cơ sâu răng ở bà bầu
Do đó, không nên vì các kinh nghiệm truyền tai nhau mà tránh đến gặp bác sĩ nha khoa khám răng mỗi khi thấy dấu hiệu bị sâu răng. Mà phải thường xuyên đi khám răng để phòng ngừa và điều trị bệnh sâu răng cho bà bầu kịp thời.
Tuy nhiên, giai đoạn khoảng từ 30 tuần trở đi, bào thai đã quá lớn, việc đi lại và nằm chữa răng lâu dễ gây ra chóng mặt cho bà bầu nên có thể hạn chế khám răng từ giai đoạn này

Cách phòng chống sâu răng cho bà bầu

– Mỗi ngày đánh răng ít nhất 2 lần, sau bữa ăn để giữ vệ sinh răng miệng.
– Nếu ở giai đoạn ốm nghén, sau mỗi lần bị nôn cần súc miệng lại bằng nước sạch để giảm axit trong miệng.
– Nếu đánh răng gây buồn nôn cho các bà mẹ mang thai, thì có thể đánh nhẹ nhàng sau đó xúc miệng lại bằng dung dịch vệ sinh.
– Ăn thực phẩm giàu vitamin C, B12, canxi… và hạn chế ăn đồ ngọt, đồ có gaz.
Như vậy, có thể thấy rằng, để không phải đối mặt với bệnh sâu răng ở bà bầu, dẫn đến ảnh hưởng cho thai nhi, các bà mẹ nên thực hiện nghiêm túc việc khám răng thường xuyên, và cần chú ý đến các biện pháp phòng ngừa sâu răng để không phải mắc bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *