Bệnh chảy máu chân răng và cách điều trị

Người xưa có câu “Cái răng cái tóc là gốc con người”. Hàm răng đẹp không chỉ là vẻ đẹp bên ngoài mà còn thể hiện tình trạng sức khỏe của người đó. Mỗi khi bạn đánh răng nếu bạn thấy bị chảy máu chân răng thì bạn không nên bỏ qua điều này. Theo các nha sĩ, bệnh chảy máu chân răng còn là dấu hiệu của những bệnh răng miệng khác nữa. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân bệnh chảy máu chân răng

Nguyên nhân gây ra bệnh chảy máu chân răng  thường là do bị viêm lợi, viêm quanh răng. 
Bị viêm lợi sẽ làm bạn cảm thấy đau nhức quanh răng, khi ăn thức ăn quá nóng hay quá mặn sẽ làm lợi đau nhức, sưng tấy. Nếu bị viêm lợi lâu ngày thì chỗ viêm sẽ sưng, có viền đỏ, không đau nhưng rất dễ bị chảy máu chân răng.

Ngoài ra, những thói quen như chăm sóc răng miệng kém, không đánh răng thường xuyên, không định kỳ lấy cao răng, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, thiếu vitamin sẽ dễ dẫn đến chảy máu chân răng.

bệnh chảy máu chân răng
Bệnh chảy máu chân răng

Triệu chứng của bệnh chảy máu chân răng

Chân răng sưng, đỏ, đau. Chảy máu chân răng khi đánh răng. Khi nói hay thở, miệng có mùi hôi, chân răng sưng, răng dễ lung lay, động vào răng không đau nhưng đau vùng lợi xung quanh. Đây là những dấu hiệu thường gặp của bệnh chảy máu chân răng.

Cách điều trị bệnh chảy máu chân răng

Tùy theo nguyên nhân gây chảy máu chân răng mà quá trình điều trị có thể gồm nhiều bước:
– Đầu tiên là loại bỏ vi khuẩn trong miệng bằng cách đánh răng bằng bàn chải và dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn dính vào kẽ răng. Lưu ý là phải thực hiện đánh răng sau bữa ăn và phải dùng bàn chải lông mềm để đánh răng, đánh nhẹ nhàng nhưng phải đảm bảo sạch răng.
– Sau khi đánh răng sạch sẽ bạn phải súc miệng bằng các loại nước súc miệng diệt khuẩn hoặc nước muối pha loãng.
– Sau đó, bạn cần đi khám bác sĩ răng hàm mặt để có thể chẩn đoán, điều trị bệnh chảy máu chân răng và theo dõi thích hợp.

Cách phòng ngừa bệnh chảy máu chân răng

 Dùng nước súc miệng để điều trị bệnh chảy máu chân răng
Dùng nước súc miệng điều trị chảy máu chân răng

 

– Cần tránh uống rượu bia, hút thuốc lá, và tránh sử dụng các chất kích thích khác.
– Thường xuyên súc miệng hai lần/ngày bằng nước muối pha loãng hoặc các loại nước súc miệng diệt khuẩn.
– Hằng ngày thường xuyên đánh răng, nhất là sau bữa ăn để làm sạch răng miệng.
– Dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn dính vào kẽ răng.
– Cung cấp cho cơ thể những thực phẩm đủ chất dinh dưỡng và vitamin.
– Tập thói quen định kì khám nha khoa 6 tháng/lần.
Trên đây là những chia sẻ của Đông Y Gia Truyền Thanh Tuấn về “Bệnh chảy máu chân răng và cách điều trị“, hy vọng sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích trong quá trình chăm sóc răng miệng cho bản thân và gia đình.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *