Bệnh đau gót chân ở nhân viên văn phòng – Chớ nên xem thường

Với đặc tính làm việc với máy tính, dân văn phòng là đối tượng thường xuyên ngồi một chổ, đây là nguyên nhân khiến họ dễ mắc các bệnh về xương khớp, trong đó có bệnh đau gót chân. Cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này ở giới văn phòng và một số biện pháp để khắc phục nhằm hạn chế căn bệnh này cho dân văn phòng Quý vị nhé!

Nguyên nhân dẫn đến bệnh đau gót chân ở nhân viên văn phòng

1. Ngồi khoanh chân trên ghế

Ngồi khoanh chân trên ghế là tư thế thường thấy của dân văn phòng, đây là thói quen xấu gây hai đến cột sống và đặc biệt là chân. Khi ngồi với tư thế khoanh chân này sẽ dẫn đến lượng máu lưu thông đến chân bị cản trở, gây tê chân, chân dễ bị chuột rút và viêm gân gót, đau gót chân.

Khoanh chân khi ngồi trên ghế làm khí huyết lưu thông kém gây tê, đau gót chân

2. Ngồi một chổ quá lâu, ít di chuyển, vận động

Dân văn phòng là những người thường xuyên phải ngồi làm việc hàng giờ trước máy tính trong một tư thế mà không di chuyển hay vận động. Chính điều này là nguyên nhân khiến xương sống phải gồng mình lên, tạo áp lực và chèn ép lên các dây thần kinh, từ đó dẫn đến khí huyết lưu thông đến khu vực thân dưới bị tắc nghẽn, gây ra các bệnh lý ở chân, như đau nhức chân, suy giãn tĩnh mạch, đau gót chân. Bên cạnh đó, việc luôn ngồi một chổ, ít vận động làm mạch máu dưới chân không lưu thông được gây tê, mỏi bàn chân, gót chân.

Hậu quả của việc đau gót chân đối với nhân viên văn phòng

Nếu nhân viên văn phòng không điều trị sớm bệnh đau gót chân thì người bệnh sẽ bị đau nhức thường xuyên, dẫn đến đi lại gặp khó khăn. Chứng đau gót chân sẽ gây ra nhiều hậu quả cho người làm việc văn phòng như giảm năng suất công việc, luôn mệt mơi, đau nhức, để lâu không điều trị hình thành gai gót chân.Lúc này cơn đau sẽ diễn ra thường xuyên, liên tục hơn, thậm chí khi đau nặng người bệnh còn không thể đi lại được vì cảm giác đau thốn ở gót.

Dân văn phòng phải làm gì để khắc phục và phòng ngừa tình trạng đau gót chân?

Việc ngồi làm việc tại văn phòng suốt cả ngày khiến dân văn phòng không có thời gian để áp dụng những bài tập thể chất nhẹ nhàng hay tránh hoàn toàn việc ngồi đúng một tư thế để ngăn ngừa bệnh đau gót chân. Tuy nhiên, chỉ cần tuân theo một số nguyên tắc sau khi làm việc thì dân văn phòng cũng có thể phòng tránh được nguy cơ mắc bệnh gót chân hiệu quả.

– Ngồi đúng tư thế: Nhiều người thường bỏ qua và xem nhẹ vấn đề này nhưng đây là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp phòng tránh bệnh của dân văn phòng. Theo giới chuyên gia, tư thế ngồi làm việc đúng nhất là đảm bảo hai bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất. Hai đầu gối giữ vuông góc, hông giữ vuông góc với thân người, lưng thẳng. Đầu và cổ giữ thẳng trục với lưng, mắt nhìn thẳng về phía màn hình máy tính.

Ngồi đúng tư thế làm việc giúp giảm các bệnh lý xương khớp, cũng như đau gót chân cho dân văn phòng

– Điều chỉnh khoảng cách giữa bàn và ghế phù hợp: Hãy điều chỉnh chiều cao của ghế để gót chân chạm sàn thoải mái, đồng thời để cánh tay khi đặt lên bàn phím sẽ tạo thành một góc vuông ở khuỷu tay trong khi ngồi làm việc.

– Tìm một vị trí để chân thoải mái: Dân văn phòng thường không mấy để ý đến vị trí để chân, chỉ cần để miễn sao cảm thấy thoải mái là được. Trên thực tế, khi ngồi làm việc, dân văn phòng cần đặt chân ở khoảng cách vừa phải, sao cho 2 đùi tạo thành đường thẳng song song với mặt đất. Việc làm này giúp cho quá trình lưu thông máu được diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn.

– Đứng dậy thư giãn, nghỉ giải lao giữa giờ: Thỉnh thoảng, hãy chú ý đứng dậy di chuyển nhẹ nhàng hoặc vươn vai để cơ thể được hoạt động và giải tỏa áp lực cho xương sống cứ sau 2 giờ đồng hồ làm việc. Nếu ngồi nguyên một tư thế trong thời gian dài sẽ khiến cho các cơ bị căng cứng, gây tê mỏi và đau nhức lưng.

Thường nhiều người sẽ nghĩ nhân viên văn phòng chỉ phải làm những công việc nhẹ nhàng, không phải vận động tay chân vất vả. Tuy nhiên, chính việc ít hoạt động, ngồi nhiều lại khiến cho họ phải đối mặt với các bệnh về xương khớp, bệnh đau gót chân và nhiều loại bệnh khác. Vì vậy, giới văn phòng nên xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện, làm việc hợp lý để bảo vệ sức khỏe chính mình.

Tin, bài: Ngọc Uyển – ĐYTT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *