Bạch truật (còn gọi là Triết truật, Ư truật, Sơn khương, Đông truật) là vị thuốc tốt cho tiêu hóa, đặc biệt dành cho bệnh nhân tiêu hóa kém, ăn uống khó tiêu, hay nôn mửa, viêm ruột mạn tính..
Tên tiếng việt: Bạch truật
Tên khoa học: Atractylodes macrocephala
Bạch truật trước đây chưa được trồng nhiều tại Việt Nam nên phải nhập nguyên liệu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, từ sau năm 1970, phong trào trồng cây thuốc ngày càng phát triển, nguồn dược liệu bạch truật cũng vì thế mà trở nên phong phú hơn, bắt đầu từ các tỉnh ở vùng núi phía Bắc nước ta.
Thành phần tác dụng chủ yếu trong củ bạch truật là tinh dầu, vitamin A.
Tinh dầu bạch truật chiếm khoảng 1,4% trong các thành phần hóa học của phần rễ củ. Những thành phần chủ đạo của tinh dầu bao gồm: atractylon, atractylola, atractylenolid I, II, III, eudesmol,…
Theo quan điểm y học cổ truyền, bạch truật có tác dụng trợ tiêu hóa, hỗ trợ chữa trị chứng khó tiêu chướng bụng, viêm đại tràng cấp và mãn tính, được phối hợp vào các bài thuốc đông y điều trị bệnh.
► Tính vị, quy kinh
Bạch truật có vị đắng, ngọt, tính ấm (ôn). Quy kinh Tỳ và Vị.
► Chủ trị
Chống loét tiêu hóa:
Dịch chiết từ thảo dược bạch truật có tác dụng chống loét đối với niêm mạc đường tiêu hoá. Bạch truật tác động lên hoạt động tiết dịch vị của hệ tiêu hóa, làm giảm đáng kể lượng dịch vị tiết ra nhưng không ảnh hưởng đến nồng độ acid tự do trong dịch vị. Ngoài ra, theo những ghi chép trong cuốn “Tài nguyên cây thuốc Việt Nam”, bạch truật còn có tác dụng ức chế loét do nhịn đói và loét Shay (gây ra bởi sự co thắt môn vị, dẫn đến tình trạng ứ trệ dịch vị bao tử).
Trị đầy bụng, biếng ăn:
Theo Trung Dược Đại Từ Điển, bạch truật trị tỳ vị khí hư, đầy bụng, chán ăn, ăn ít, đẩy lùi tiêu chảy, gây ra bởi sự rối loạn trong hệ tiêu hóa.
Kháng viêm:
Hoạt tính kháng viêm của dược liệu bạch truật được thể hiện chủ yếu và rõ rệt nhất ở giai đoạn cấp tính của phản ứng viêm, khi những biến đổi về mạch máu trở nên nghiêm trọng hơn, gây thoát huyết tương ra ngoài tế bào và gây phù nề. Đối với giai đoạn bán cấp của phản ứng viêm, tác dụng ức chế viêm của bạch truật được thể hiện với ngưỡng liều từ 10g/kg thể trọng trở lên.
Ức chế sự đông máu:
Nước sắc từ bạch truật có tác dụng làm giảm khả năng đông máu trong trường hợp hoạt tính tạo Fibrin (một trong những yếu tố đông máu) tăng cao.
► Cách dùng, liều lượng
Khi thu hoạch, chọn ngày nắng, đất khô ráo, tiến hành nhổ từng cây nhẹ nhàng. Sau đó, dùng dao cắt lấy phần củ và chế biến. Rửa sạch, phơi khô, cắt bỏ rễ con, người thầy thuốc sẽ thu được “Hồng truật”, còn nếu để nguyên hoặc xắt mỏng rồi phơi khô thì gọi là “Sinh sái truật” hay “Đông truật”. Ngoài ra, người ta còn gọi Ư truật, cũng là một loại củ Atractylodes macrocephala phơi khô.
Bạch truật rửa sạch, xắt mỏng, đem phơi khô
Liều thường dùng: 5 – 15g, để thông tiện dùng 60 – 120g.
Bài thuốc số 1: Trị tiêu chảy do Tỳ hư.
Bạch truật và Bạch thược dược mỗi vị 40g, đem tán bột, sau đó trộn với nước cơm, làm thành từng viên nhỏ bằng hạt ngô đồng, ngày uống 2 lần, mỗi lần 50 viên.
Bài thuốc số 2: Trị viêm dạ dày cấp và mạn tính, bệnh về máu.
Bạch truật 6g. Trần bì 4,5g, Toan táo nhân 3g. Hậu phác 4,5g. Gừng 3g, Cam thảo 1,5g. Sắc hỗn hợp cùng với 600ml nước, sau đó lọc, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc số 3: Trị viêm gan nhiễm trùng.
Bạch truật 9g. Nhân trần 30g, Trạch tả 9g. Dành dành 9g. Phục linh 12g. Sắc với 450ml nước, đến khi còn khoảng 200ml thì dừng lại, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc số 4: Thanh Trường Vị Thanh Tuấn
Với sự kết hợp từ 8 loại thảo dược tự nhiên, Thanh Trường Vị Thanh Tuấn là sản phẩm Đông y dành cho bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng cấp và mạn tính. Sản phẩm hỗ trợ điều trị chứng đau dạ dày, khó chịu vùng bụng khi đói hoặc khi mới ăn no. Thanh Trường Vị Thanh Tuấn được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc.
Bạch truật có tính ôn táo, nên dùng thận trọng đối với bệnh nhân âm hư nội nhiệt. Một số trường hợp bụng đầy ngực tức do khí trệ, nếu dùng Bạch truật thì nên gia thêm các thuốc hành khí như Trần bì, Mộc hương hay Sa nhân.
—————————————————————————————————————–
Nguồn tham khảo: Chinese Herbs Healing, Bai Zhu (Atractylodes Macrocephala) | http://www.chineseherbshealing.com/bai-zhu-atractylodes-macrocephala/