Mộc hương vị thuốc quý điều trị chứng đau bụng khó tiêu

Thảo dược Mộc hương còn có những tên gọi khác là Ngũ Mộc hương, Thổ Mộc hương, Quảng Mộc hương, Vân mộc hương, là rễ củ của cây Saussurea lappa Clarke., thuộc họ Cúc (Asteraceae). Ở nước ta, mộc hương là thảo dược quý hiếm và có dược tính cao. Thành phần tinh dầu trong loại thảo dược này có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa và điều trị các bệnh về đường hô hấp.

Mộc hương

Mộc hương có tác dụng kiện tỳ hòa vị rất tốt cho tiêu hóa

Tên khoa học: Radix Aucklandiae

Tên tiếng Việt: Mộc hương

MỘC HƯƠNG PHÂN BỐ NHIỀU Ở ĐÂU?

 

Mộc hương ưa khí hậu lạnh, chủ yếu phân bố ở các tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam của Trung Quốc, và một số khu vực thuộc Myanmar và Ấn Độ. Tại Việt Nam, mộc hương được du nhập vào từ đầu những năm 1970 và trồng lần đầu tiên ở SaPa, sau đó lan rộng ra các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Đà Lạt và những khu vực phụ cận thuộc vùng cao của nước ta.

Theo dân gian, mộc hương thường được thu hoạch vào mùa thu và đông. Phần rễ củ được thu lấy, rửa sạch và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.

 

MÔ TẢ CÂY

Cụm hoa mộc hương

Cụm hoa Mộc hương hình đầu, màu xanh tím

Mộc hương thuộc loại cây thảo, sống lâu năm, rễ củ kích thước to, đường kính củ có thể lên đến 5cm, vỏ ngoài có màu nâu nhạt.

Lá mọc so le, cuống lá dài, mép lá hơi uốn lượn và có khía răng cưa, 2 mặt trên và dưới lá đều có lông. Càng lên cao, cuống lá càng ngắn dần lại, lá trên ngọn cây gần như không có cuống hoặc nếu có thì hầu như ôm lấy phần thân.

Hoa mọc thành cụm hình đầu, màu xanh tím.

Mộc hương có quả bế, hơi dẹt và cong, màu nâu nhạt, có điểm những đốm màu tím.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG DƯỢC LIỆU MỘC HƯƠNG

Thành phần chính của Rễ mộc hương là tinh dầu với hàm lượng trong khoảng 0,3 – 3,0%. Ngoài ra còn có 0,05% saussurin (thuộc nhóm alkaloid), betulin, stigmasterol, 18% inulin và chất nhựa.

Hoạt chất chính trong tinh dầu mộc hương là các sesquiterpen lacton, điển hình là dehydrocostus lacton và costusolid (chiếm khoảng 50%), α- và β-cyclocostunolid, alantolacton, isoalantolacton, dihydrodehydrocostus lacton, cynaropicrin.

Ngoài ra trong rễ mộc hương còn có cholamin và nhiều loại acid amin khác nhau. Lá mộc hương có taraxasterol, là chất có tác dụng chống viêm khá mạnh.

CÔNG DỤNG CỦA VỊ THUỐC QUÝ MỘC HƯƠNG

 

Theo quan điểm y học cổ truyền, mộc hương thuộc nhóm thuốc Lý Khí, có tác dụng kiện tỳ, hòa vị, điều khí thống, được phối hợp vào trong các bài thuốc đông y điều trị bệnh.

► Tính vị, quy kinh

Mộc hương có vị đắng, cay, tính ấm (ôn), quy kinh Phế, Can và Tỳ.

► Chủ trị

Điều trị các bệnh tiêu hóa

Kết quả thử nghiệm trên lâm sàng cho thấy, nhiều bài thuốc phối hợp từ mộc hương thể hiện hiệu quả khá tốt trong việc điều trị chứng cảm lạnh khí trệ, đau bụng, chướng bụng khó tiêu, tiêu chảy ở cả trẻ em và người lớn. Bên cạnh đó, thảo dược này còn là vị thuốc thiết yếu có mặt trong các bài thuốc điều trị lỵ trực khuẩn, lỵ amíp, rối loạn tiêu hóa kéo dài, viêm đại tràng mạn tính,…

Kháng khuẩn

Cao chiết xuất từ rễ mộc hương có hoạt tính kháng khuẩn đối với các chủng vi khuẩn đường tiêu hóa như: Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Shigella sonnei, Shigella shigae, Pseudomonas aeruginosa. Tinh dầu mộc hương có tác dụng ức chế mạnh đối với liên cầu và tụ cầu khuẩn.

Giảm nhu động ruột

Tinh dầu mộc hương với thành phần sesquiterpen lacton, có tác động làm giảm nhu động ruột, giúp thư giãn.

Giãn phế quản

Saussurin là alkaloid có tác dụng làm giảm co thắt phế quản, giãn cơ trơn và làm dịu cơn hen. Thí nghiệm trên động vật, tinh dầu mộc hương có thể làm giãn cơ trơn các tiểu phế quản tương tự như adrenalin, tuy nhiên tác dụng không mạnh bằng và sự xuất hiện cũng trễ hơn, nhưng thời gian tác động sẽ lâu hơn.

Chống loét dạ dày tá tràng

Trong số các thành phần có hoạt tính dược lực của mộc hương, costunolid là thành phần có tác dụng chống loét dạ dày mạnh nhất. Ngoài ra, costunolid còn mang hoạt tính lợi mật khá tốt.

An thần

Dược liệu mộc hương có thể tạo ra tác dụng hiệp đồng, giúp trị mất ngủ và kéo dài thời gian giấc ngủ, và vì vậy tạo ra tác động an thần. Hơn nữa, những thành phần bay hơi trong tinh dầu mộc hương có khả năng ức chế hệ thần kinh trung ương.

Bảo vệ chống độc

Thử nghiệm trên chuột nhắt, mộc hương có tác dụng bảo vệ chống lại nọc độc của rắn, nâng cao tỷ lệ sống còn và kéo dài thời gian cầm cự.

► Cách dùng, liều lượng

Dược liệu mộc hương được dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột, với liều lượng 3-10g/ngày. Tuy vậy, liều dùng của loại thảo dược này có thể khác nhau tùy theo mỗi bệnh nhân và tùy mức độ bệnh. Cụ thể, liều lượng sử dụng phụ thuộc vào: tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số yếu tố khác.

► Một số bài thuốc đông y

Bài 1. Chữa khí trệ đầy hơi, không muốn ăn uống: Mộc hương sau khi được sơ chế, đem tán thành dạng bột. Hạt bí đao nấu lấy nước, phối hợp cùng với Mộc hương cho uống.

Bài 2. Giảm tiêu chảy: Bột mộc hương 50mg trộn đều với gelotanin 70mg, nén thành dạng viên. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 viên. Sử dụng cho trẻ em tùy theo độ tuổi.

Bài 3. Giải lỵ mạn tính: Thảo dược mộc hương và hoàng liên, trộn theo nguyên tắc đồng lượng, tán bột nén thành viên. Ngày sử dụng 3g.

Bài 4. Viên uống Thanh Trường Tiêu Thực: hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày và các chứng liên quan đến tình trạng trào ngược axit, như triệu chứng ợ nóng, ợ chua, cảm giác buồn nôn, đầy bụng khó chịu, khó tiêu, đau tức ngực do khí trệ ở trường vị. Người lớn: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên, đối với trẻ em thì sử dụng 2 viên mỗi lần.

THẬN TRỌNG

Những bệnh nhân bị huyết hư (thiếu máu), mất nước hoặc khí hư thì nên thận trọng trong việc sử dụng thảo dược Mộc hương.

Mộc hương là vị thuốc dễ tiêu, có tác động gây trung tiện nên đôi lúc có thể gây khó chịu cho người sử dụng.

Tham khảo ý kiến chuyên môn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng mộc hương.

Hellobacsi.com


Nguồn tham khảo:

AUCKLANDIA (SAUSSUREA) ROOT [木香, MU XIANG] | http://traditionalherb.org/chinese-herbs/aucklandia-saussurea-root-mu-xiang/

 Thông tin thêm 

Thanh Trường Tiêu Thực Thanh Tuấn được phối hợp theo nguyên tắc y học học cổ truyền: Quân – Thần – Tá – Sứ. Vị thuốc Mộc hương và Trần bì – đây là 2 vị thuốc chính trong Thanh Trường Tiêu Thực giữ vai trò QUÂN giúp giải trừ nguyên nhân và hỗ trợ điều trị bệnh hôi miệng do trào ngược dạ dày gây ra.

 

Vị thuốc Mộc hương: Có tác dụng chống co thắt cơ ruột, kiện tỳ tiêu ích, và có tác dụng làm tan ứ trệ.. dùng trị mọi chứng đau bụng, khó tiêu, đầy hơi. Chủ trị: chống trào ngược, bụng đầy trướng, đau bụng. Ngoài ra, kết hợp vị thuốc Trần bì: có tác dụng kích thích nhẹ vị tràng, làm tăng sự phân tiết dịch tiêu hoá, làm tăng sự bài trừ các khí tích trong ruột, chống loét đường ruột, hạ huyết áp, chống viêm.

► CÔNG DỤNG

– Hỗ trợ giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, táo bón. 

► ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

– Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.

– Người bị trào ngược dạ dày, hấp thu kém.

► HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

– Người lớn: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên.

– Trẻ em: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 viên.

CHÚ Ý:

– Kiêng ăn thức ăn chua, cay, nóng hoặc quá lạnh. 

– Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến của thầy thuốc.

– Không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi. 

– Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.

*Sản phẩm được sản xuất dưới sự xét duyệt của Bộ Y Tế Việt Nam, chất lượng ISO 9001:2008. Sản phẩm được sự tin dùng của mọi người dân trên toàn quốc.

 

Comments are closed.