Bệnh gai gót chân hay còn gọi là bệnh viêm gan lòng bàn chân. Bệnh thường gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như công việc đi lại hàng ngày. Bệnh cũng rất dễ tái phát khi không được điều trị kịp thời và triệt để. Cùng tìm hiểu sâu hơn về bệnh gai gót chân qua bài viết sau đây nhé!
– Khi viêm gan chân lâu ngày có thể làm caxi lắng đọng và tạo thành gai ngọn ở lòng bàn chân hay gót chân.
– Thường xuyên mang giày quá cao hoặc quá chật, kích thước không phù hợp với chân, đi hoặc đứng nhiều.
– Do chấn thương vùng gan chân: trước khi vận động, người bệnh không khởi động kỹ khiến cân gan chân chưa kịp giãn để thích nghi với việc đi bộ, chạy nhảy. Bên cạnh đó, những người chơi thể thao thường tiếp xúc với mặt sân cứng, thực hiện sai kỹ thuật chân cũng có thể khiến bị gai gót chân
– Những người bị chân bẹt bẩm sinh, vòm chân cao, thường xuyên đi bộ hoặc chạy nhảy nhiều, người béo phì hay phụ nữ có thai thường dồn nhiều áp lực lên cân gan chân, dẫn đến sưng gai gót chân.
– Người bệnh cảm thấy đau nhức buốt ở gót chân vào sáng khi thức dậy và đi lại.
– Bệnh để lâu ngày khiến người bệnh đi lại khó khăn, có thể phải đi tập tễnh.
– Trường hợp nặng bị đứt gân gan chân.
Đau nhức chân là biểu hiện thường gặp của bệnh gai gót chân
– Khi chơi thể thao người bệnh cần thực hiện các bài tập khởi động kỹ trước khi tập luyện.
– Không mang vác quá nặng trong thời gian dài.
– Hạn chế mang giày cao gót, đi lại quá nhiều để giảm tình trạng bị gai gót chân.
– Sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, tránh khi ngủ nên kê cao chân.
– Nên đi giày, dép mềm vừa chân trên nền đá cứng. Thường xuyên massage chân, chườm đá hoặc ngâm chân giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm đau tại chỗ.
Massage chân giúp cải thiện tình trạng đau nhức
Khi bạn có những biểu hiện trên cần chú ý điều trị sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm. Dân gian có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” do vậy các bạn cũng nên có chế độ sinh hoạt hợp lý. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Nguyễn Lý
[Đông Y Thanh Tuấn] Tìm hiểu về bệnh gai gót chân