Hội chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em

Trào ngược dạ dày thực quản là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hầu hết trẻ sẽ tự khỏi khi trẻ lớn lên và hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn. Tuy nhiên ở một số trẻ có diễn biến bệnh nặng hơn. Do đó, để điều trị hiệu quả cần xác định nguyên nhân cũng như nhận biết dấu hiệu của hội chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em.

Dấu hiệu nhận biết hội chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em

Triệu chứng điển hình ở các bé bị trào ngược dạ dày thực quản là nôn trớ. Tuy nhiên triệu chứng này lại rất dễ nhầm lẫn với hiện tượng nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần phân biệt chính xác các dấu hiệu của trẻ bị trào ngược dạ dày qua một số thông tin cụ thể như:

– Trẻ bị ọc sữa qua đường mũi.

– Trẻ sụt cân hoặc không tăng cân mà không rõ lý do.

– Trẻ có thể nôn ra máu, bỏ bú, vặn người…

– Thường xuyên bị nhiễm trùng phổi, mắc các vấn đề về hô hấp như nghẹt thở, thở khò khè…

Tùy từng trường hợp mà các bậc phụ huynh nên đưa bé đến cơ sở y tế khám gấp vì nếu hội chứng trào ngược ở trẻ em có những dấu hiệu bệnh bất thường nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho trẻ

Nguyên nhân của hội chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng dễ mắc hội chứng trào ngược dạ dày thực quản

Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ em xảy ra khi thức ăn đi ngược lại với hệ thống tuần hoàn, nghĩa là thức ăn đi ngược từ dạ dày thực quản lên phía trên họng. Tùy vào từng thể trạng của bé mà mức độ nặng nhẹ của bệnh khác nhau.

Dạ dày của bé chưa được phát triển hoàn thiện, giai đoạn này dạ dày của trẻ nằm ngang và cao hơn so với dạ dày của người lớn, các cơ thắt ở hai đầu làm dạ dày hoạt động chưa ổn định, đôi lúc phải đóng kín thì nó lại hở ra khiến cho thức ăn bị đẩy và trào ngược lên trên họng.

Ngoài ra thức ăn của trẻ thường lỏng nên dễ lọt ra ngoài khi xuất hiện một khe hở nhỏ và đẩy lên thực quản.  

Cách điều trị hội chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em

Để điều trị hội chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em đầu tiên các bậc phụ huynh không nên thờ ơ với những biểu hiện triệu chứng của bé, nên đưa trẻ đi khám để biết rõ được nguyên nhân và cách điều trị. Bên cạnh đó một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và khoa học cũng giúp trẻ tránh được những mối nguy hiểm của bệnh:

– Mẹ cần chế biến đồ ăn sền sệt để trẻ dễ nuốt, tránh thức ăn lỏng quá cũng dễ dàng lọt ra ngoài và bị đẩy ngược lên thực quản.

– Hạn chế cho bé ăn uống một số thực phẩm khó tiêu, giàu chất đạm, chất béo như socola, quýt, bưởi…

– Mẹ cho trẻ bú sai tư thế, mẹ không nên cho bé nằm ngay sau khi ăn. Khi trẻ ngủ nên để đầu trẻ cao hơn so với giường 30 độ.

– Cho trẻ ăn đúng giờ, đủ bữa và ăn thành nhiều bữa nhỏ, điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ thích nghi dần dần và nhịp nhàng với việc xử lý thức ăn.

Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp trẻ tránh được trào ngược dạ dày

Cần đặc biệt chú ý tới hội chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em trong quá trình chăm sóc trẻ, nếu thấy trẻ có những dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý như nôn trớ nhiều lần, nôn trớ ngay cả khi không ăn no, biếng ăn, gầy gò, viêm đường hô hấp… cần áp dụng những kỹ thuật chăm trẻ như trên và nên đưa trẻ đến các cơ sở ý tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh biến chứng nặng nề.

 

 

Comments are closed.