Giãn tĩnh mạch chân là một căn bệnh mãn tính, cả nam và nữ đều có thể mắc phải, trong đó tỷ lệ nữ giới chiếm đông hơn. Vì bệnh này có những triệu chứng ban đầu rất mờ nhạt, và thường gây hiểu nhầm cho người bệnh với các bệnh lý viêm khớp, đau khớp chân , đau thần kinh cơ nên đa phần người bệnh không chú ý cho đến khi bệnh đã trở nặng hơn. Vì vậy để khắc phục trường hợp này, bạn nên nắm rõ các triệu chứng của giãn tĩnh mạch chân và cách điều trị kịp thời.
– Giai đoạn đầu: Như đã đề cập ở trên, triệu chứng ban đầu của giãn tĩnh mạch chân rất mờ nhạt, lúc có lúc không, lúc này các mạch máu chưa nổi lên, người bệnh sẽ cảm thấy đau chân, cảm giá nặng chân khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều, tê và mỏi chân. Tình trạng này sẽ khó chịu hơn vào ban đêm, đôi khi người bệnh có cảm giác như kiến bò hoặc bị chuột rút.
Đau nhức chân, sưng chân là những triệu chứng ban đầu của giãn tĩnh mạch chân.
– Giai đoạn tiến triển: Các biểu hiện của bệnh rõ ràng hơn: Bạn có thể bị phù ở chân, mắt cá chân, các mạch máu lúc này nổi lên trên da và thành từng búi. Màu sắc da bị thay đổi rõ rệt, đen sậm hơn.
– Giai đoạn phát triển nặng: Ở giai đoạn này tình trạng bệnh đã phát triển mạnh hơn, và thể hiện rõ rệt ở việc lở loét trên chân, các vết lở loét này sẽ lan nhanh và vết loét càng lớn, bên cạnh đó các vết loét nhỏ li ty bao quanh, làm cho da bị sạm và phù. Đây là triệu chứng nặng nhất của giãn tĩnh mạch chân và cách điều trị lúc này là bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa để có phương án điều trị hiệu quả và tránh biến chúng nặng hơn.
Giai đoạn phát triển nặng của giãn tĩnh mạch chân.
– “Phòng bệnh hơn chữa bệnh “ , luôn là phương chấm đúng đắn mà ông bà ta truyền lại cho con cháu. Chính vì vậy, để phòng tránh được bệnh giãn tĩnh mạch chân và cách điều trị hiệu quả nhất là hãy siêng năng luyện tập thể dục thể thao,có lối sống khoa học và hãy thăm khám kịp thời nếu thấy những bất thường trong cơ thể
– Hạn chế những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại ảnh hưởng đến hoạt động của đôi chân như: Vận động đứng lên ngồi xuống liên tục, mang giày cao gót, ngồi bắt chéo chân..
Nguy cơ bị giãn tĩnh mạch chân vì mang giày cao gót.
Khi có những triệu chứng ở trong bất kỳ giai đoạn nào của bệnh, bạn cũng nên thăm khám để có cách chữa trị tốt nhất. Bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch chân và cách điều trị đòi hỏi cần có sự kết hợp giữa dùng thuốc và vật lý trị liệu ở những trung tâm có uy tín. Nếu tình trạng trở nặng thì có thể phải dùng đến phương pháp phẫu thuật, gây nhiều đau đớn
Giãn tĩnh mạch chân không chỉ gây mất thẩm mỹ, mà còn gây ra các vấn đề nghiệm trọng về sức khỏe, việc lưu thông mạch máu ở vùng chân bị ảnh hưởng sẽ gây ra những cơn đau dữ dội, gây khó khăn trong việc đi lại của người bệnh. Vì vậy các bạn nên có phương án phòng ngừa để đảm bao sức khỏe cho bản thân nhé!.