Trần bì – Điều kỳ diệu đến từ chiếc vỏ quýt mà ta vứt đi hàng ngày

Trần bì (còn có những tên gọi khác như quất bì, quảng trần bì, thanh bì) là vỏ quả chín đã phơi, sấy khô của cây cam hoặc Quýt (Citrus reticulata Blanco, họ Rutaceae). Tưởng chừng như phần vỏ quả này chỉ để vứt đi sau khi sử dụng, nhưng các thầy thuốc Đông y đã tận dụng nguồn nguyên liệu quý này để dùng làm thuốc trị bệnh cực kỳ hiệu quả.

Trần bì

Trần bì 

Tên tiếng việt: Trần bì

Tên khoa học: Pericarpium Citri Reticulatae

TRẦN BÌ PHÂN BỐ NHIỀU Ở ĐÂU?

Trần bì được sử dụng khá rộng rãi ở các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Tứ Xuyên của Trung Quốc. Tại Việt Nam, cây quýt được trồng ở khắp các tỉnh thành, tuy nhiên phần vỏ quả của nó chưa thật sự được tận dụng để làm thuốc, phổ biến nhất ở các tỉnh: Nghệ Tĩnh, Bắc Giang, Bình Trị Thiên, Hưng Yên, Lai Châu, Hà Nam…

Cây quýt

Cây quýt được trồng ở khắp các tỉnh thành ở Việt Nam

Theo dân gian, quả quýt thường được thu hái trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG DƯỢC LIỆU TRẦN BÌ

Thành phần chủ yếu có tác dụng y học của trần bì là Tinh dầu (khoảng 3,8%).

Các hoạt chất có trong tinh dầu Trần bì bao gồm: Limolene, isopropenyltoluene, elemene, copanene, humulene, beta-sesquiphellandrene, alpha-humulenol acetate, hesperidin, carotene, cryptoxanthin, vitamin B1, vitamin C (Các chất này cũng góp phần tạo nên mùi thơm đặc biệt cho vỏ quýt).

CÔNG DỤNG CỦA THẢO DƯỢC TRẦN BÌ

Theo quan điểm y học cổ truyền, trần bì có tác dụng kiện tỳ, lý khí, táo thấp, hóa đờm, được phối hợp vào các bài thuốc đông y điều trị bệnh.

► Tính vị, quy kinh

Trần bì có vị đắng, cay, tính ấm (ôn). Quy kinh Phế, Tỳ, Vị.

► Chủ trị

Điều trị chứng đầy bụng, ăn không tiêu, buồn nôn:

Tinh dầu Trần bì tác động lên hệ tiêu hóa, tạo ra kích thích nhẹ, tăng tiết dịch vị, làm giãn cơ trơn của dạ dày và ruột, giúp cho khí trệ trong ruột được bài tiết ra ngoài dễ dàng, nhờ vậy mà chứng khó tiêu đầy bụng được thuyên giảm.

Khu đàm, bình suyễn:

Trần bì có tác dụng làm tăng dịch tiết ở niêm mạc đường hô hấp, làm loãng đờm, dễ khạc ra. Bên cạnh đó, trần bì làm giãn phế quản, do đó giúp hạ cơn hen.

Kháng viêm, chống loét:

Thành phần Humulene và α-Humulenol acetat có tác dụng như Vitamin P, hoạt động như một chất kháng Histamin, tạo nên tính thẩm thấu cho thành mạch, làm giảm viêm, chống loét.

Kháng khuẩn:

Thử nghiệm trên quy mô phòng thí nghiệm, trần bì có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn, điển hình như một số tụ cầu và trực khuẩn. Ngoài ra, thảo dược trần bì còn có tác dụng chống dị ứng, lợi mật, ức chế cơ trơn tử cung.

CÁCH CHẾ BIẾN TRẦN BÌ

► Cách dùng, liều lượng

Cách chế biến trần bì

Cách chế biến trần bì

Quả quýt sau khi được thu hái, phần vỏ được tách ra, rửa sạch (tránh rửa quá lâu), lau khô. Sau đó thái nhỏ, đem phơi khô ngoài nắng hoặc sấy khô. Có thể dùng trực tiếp hoặc sao qua lửa nhỏ để dùng, có trường hợp tẩm với mật ong hoặc muối, sao qua dùng trị ho.

Liều lượng: 3-10g/ngày.

► Một số bài thuốc đông y

Bài thuốc số 1: Trị tiêu chảy

Trần bì phối hợp cùng Cam thảo, Thương truật, Hậu phác, mỗi tdhứ một lượng bằng nhau, tán bột, trộn đều, uống 4 – 6g một lần, ngày uống từ 2-3 lần, dùng nấu trực tiếp hoặc sắc uống.

Bài thuốc số 2: Trị ho có kèm viêm họng, viêm phế quản:

Phối hợp các vị thuốc: Trần bì 6g, Bạch linh 12g, Cam thảo 4g, Khương bán hạ 6g, Gừng tươi 2 lát, sắc uống.

Bài thuốc số 3: Viên uống Thanh Trường Tiêu Thực:

Được bào chế từ 8 vị thuốc tự nhiên: Mộc hương, Trần bì, Đương quy, Nhân sâm, Bạch linh, Bán hạ chế, Hậu phác, Chích thảo, Viên uống Thanh Trường Tiêu Thực có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, điều trị ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, trào ngược dạ dày thực quản.

THẬN TRỌNG

Dùng trần bì thật thận trọng đối với các trường hợp như khí hư, âm hư, ho khan, thổ huyết. Hạn chế dùng trần bì liều cao trong thời gian dài vì có thể gây hại đến nguyên khí.

Hellobacsi.com

————————————————————————————————————————————————————————

Nguồn tham khảo:

Pericarpium Citri Reticulatae Viride | https://tcmwiki.com/wiki/pericarpium-citri-reticulatae-viride

 

 

Comments are closed.