Phương pháp điều trị đau dây thần kinh tọa ở chân

Đau dây thần kinh tọa ở chân không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến bạn khó khăn trong việc đi lại và sinh hoạt hàng ngày. Vậy bạn đã biết cách đối phó với triệu chứng này chưa? Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa ở chân

Đau dây thần kinh tọa ở chân là tình trạng đau nhức từ vùng thắt lưng, kéo dài xuống chân, đến tận gót chân. Có rất nhiều nguyên nhân:

– Thứ nhất: Do mắc các bệnh lý tổn thương tại chỗ như thoát vị đĩa đệm, viêm khớp cột sống, viêm khớp gối, vẹo cột sống… Những tổn thương này có thể gây nên tình trạng đau thần kinh tọa, ảnh hưởng đến phần thắt lưng và chân.

– Thứ hai: Do cơ thể bị cảm cúm, nóng sốt… khiến dây thần kinh tọa bị tổn thương.

– Thứ ba: Người bị tiểu đường, táo bón, béo phì hay vận động sai tư thế, làm việc nặng… cũng gây tác động lên dây thần kinh tọa, tạo nên những cơn đau nhức ở vùng thắt lưng và chân.

Đau dây thần kinh tọa ở chân

Đau dây thần kinh tọa ở chân xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Chứng đau dây thần kinh tọa nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, khiến sức khỏe giảm sút. Thậm chí, về lâu dài, tình trạng này không chỉ làm bạn khó khăn trong việc di chuyển mà còn có thể gây nên hội chứng teo cơ, biến dạng khớp hoặc bại liệt.

Điều trị đau dây thần kinh tọa ở chân

Trước khi đưa ra phác đồ điều trị, bệnh nhân bị đau dây thần kinh tọa ở chân sẽ được các bác sĩ tiến hành một số bước thăm khám và kiểm tra cơ bản. Bệnh nhân có thể được chỉ định khám lâm sàng, chụp pim X-quang, đo điện tâm đồ, đo huyết áp… Từ đó xác định được vị trí dây thần kinh bị tổn thương cũng như nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa ở chân.

Sau đây là một số biện pháp điều trị được áp dụng khá phổ biến:

1. Nắn chỉnh bằng tay

Đau dây thần kinh tọa ở chân 2

Điều trị đau dây thần kinh tọa ở chân kịp thời sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Thực hiện thao tác kéo giãn, nắn chỉnh bằng tay có tác dụng kích thích cơ, gân và giúp các mạch máu hoạt động tốt hơn. Bằng những kỹ thuật nắn chỉnh chính xác, các bác sĩ sẽ giúp bạn điều chỉnh, giải phóng dây thần kinh tọa bị chèn ép. Đây là biện pháp điều trị giúp giảm đau và giúp các tổn thương nhanh chóng được phục hồi.

2. Siêu âm kết hợp điện xung

Biện pháp này sẽ tạo ra các kích thích cơ học nhằm giải phóng sự chèn ép các dây thần kinh, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, tình trạng đau nhức cũng vì thế mà giảm bớt.

3. Chiếu ánh sáng hồng ngoại IR

Lượng nhiệt từ ánh sáng hồng ngoại có tác động nông nên sẽ kích thích các cơ – tế nào gần mạch máu hoạt động tốt hơn, giúp xoa dịu các cơn đau thắt lưng và vùng chân hiệu quả.

4. Chiếu tia Laser cường độ cao

Tia Laser có thể tạo ra các tác động sâu và rộng vào khu vực tổn thương, giúp xương khớp sớm phục hồi và tăng cường khả năng vận động của khớp chân.

Khi bị đau dây thần kinh tọa ở chân, người bệnh không nên quá chủ quan. Việc phát hiện và điều trị sớm là yếu tố quan trọng, giúp bạn phòng ngừa được một số biến chứng nguy hiểm sau này. 

 

 

 

 

Comments are closed.