Ba tháng cuối thai kỳ là giai đoạn hạnh phúc nhất của các mẹ bầu, bởi lẽ họ sắp được nhìn thấy con yêu của mình. Nhưng đây cũng được xem là giai đoạn khá mệt mỏi đối với một số bà bầu, họ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Nặng nề về thể xác, lo lắng về mặt tinh thần. Cũng trong giai đoạn này, tình trạng giãn tĩnh mạch chân ở phụ nữ mang thai cũng bắt đầu nặng hơn. Chính vì vậy, các mẹ cần lưu ý để có thể đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé.
– Cảm giác nặng chân, mỏi chân, đau nhức chân khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều
– Thay đổi màu sắc ở da vùng chân, ngứa, khó chịu
– Phù ở mắt cá chân, bàn chân
– Nhiều gân xanh hoặc tím đỏ nổi to ngoằn ngoèo như những con giun trên chân của mẹ bầu
– Đôi khi cũng có thể bị loét chân.
– Mẹ bầu cần hết sức lưu ý nếu thấy tĩnh mạch trở nên xơ cứng, đỏ, đau và hình thành cục máu đông gọi là huyết khối, mẹ bầu cần lập tức đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình.
Giãn tĩnh mạch chân ở phụ nữ mang thai thường gặp ở cuối thai kỳ
Những triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai là những triệu chứng thường gặp và thường không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tình trạng này sẽ giảm dần sau sinh từ 3 tháng đến 1 năm.
– Hạn chế đứng lâu, ngồi nhiều , ngồi bắt chéo chân và nên thay đổi tư thế liên tục. Vận động nhẹ nhàng để giúp cơ thể lưu thông máu huyết, không nên đi bộ quá nhiều có thể làm cho tình trạng suy giãn tĩnh mạch nặng hơn.
– Tránh mặc quần áo hoặc giày quá chặt.
– Kê chân cao khi ngủ bất cứ khi nào có thể.
– Kiểm soát cân nặng để không bị tăng cân quá mức dẫn đến bèo phí.
Kiểm soát cân nặng để giảm thiểu giãn tĩnh mạch chân ở phụ nữ mang thai
– Nên nằm nghiêng về bên trái khi ngủ để thai nhi thấy dễ chịu và khỏe mạnh
– Bổ sung dinh dưỡng vitamin C, E như cà chua, đu đủ, bơ, hạt hạnh nhân, súp lơ… sẽ làm cho tĩnh mạch săn chắc hơn.
Bất cứ mẹ bầu nào cũng muốn thiên thần bé nhỏ của mình khỏe mạnh và thông minh từ trong bụng mẹ, vậy để mang lại những điều hạnh phúc ấy cho bé yêu, mẹ bầu cần phải có một sức khỏe thật tốt. Với những chia sẻ cần thiết về giãn tĩnh mạch chân ở phụ nữ mang thai vừa rồi. Chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết để mẹ bầu có thể vượt qua những triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân một cách tốt nhất. Chúc các mẹ bầu thật nhiều sức khỏe.