Trong quá trình điều trị bệnh hơn mười mấy năm, tôi đã gặp rất nhiều bệnh nhân đặt những câu hỏi liên quan đến vấn đề hôi miệng. Đa số những người đến khám đều không có chút kiến thức để nhận biết bệnh cũng như nguyên nhân gây ra bệnh của mình.Hôm nay, tôi tổng hợp ra đây những câu hỏi mà tối nghĩ chắc chắn mọi người cũng thường hay đặt ra nhưng chưa tìm được câu trả lời chính xác.
CÂU HỎI: Làm sao để biết mình bị hôi miệng?
Tôi đặt câu hỏi này lên đầu tiên vì tôi chắc chắn rằng đại đa số chúng ta cũng từng tự hỏi bản thân mình rằng khi giao tiếp với người xung quanh thì làm cách nào để chúng ta có thể nhận biết được hơi thở của mình có mùi hay không?
TRẢ LỜI:
⇒ Cách thứ 1: Cách này thì khách quan là nhờ người khác kiểm tra giúp mình
Các bạn đừng ngần ngại vì đây chính là cách nhanh nhất để biết mình có hôi miệng hay không. Các bạn có thể nhờ những người thân trong gia đình bạn chuyện này vì xét cho cùng đây cũng là việc tế nhị.
Tuy nhiên, đây chỉ là cách mang tính ý kiến khách quan của người khác đối với bạn, đôi khi cũng có thể mang những nhầm lẫn nếu như trước đó bạn đã ăn những thức ăn có mùi như tỏi, hành,….
Nhờ người khác kiểm tra giúp mình
⇒ Cách thứ 2: Tự bản thân đánh giá
Với cách này các bạn có thể dùng 1 tay che miệng và hà hơi vào lòng bàn tay của mình, đây là cách giúp bạn tự nhận biết mùi hơi thở của mình.
Hoặc các bạn cũng có thể liếm vào lòng bàn tay để vài giây sau đó thì ngửi xem có mùi hôi hay không. Do nước bọt sẽ hấp thụ những khí hôi có trong miệng nên khi nước bọt bốc hơi thì ít nhiều mùi hôi vẫn còn.
Tự đánh giá mùi hôi miệng của bản thân
CÂU HỎI: Nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng?
TRẢ LỜI:
⇒ Nguyên nhân 1: do tình trạng của vùng khoang miệng
– Nhiễm trùng nướu răng
– Thức ăn còn sót lại bị phân hủy tạo ra mùi hôi
– Răng bị sâu có lỗ hổng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trú ẩn và tăng sinh.
– Chân răng đóng bựa vôi cũng là môi trường tốt cho vi khuẩn vào và gây hôi miệng
– Bị viêm lưỡi, khi đó mảnh vụn thức ăn dễ bị dính lại và tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi
– Miệng bị khô, lượng nước miếng giảm hơn 50%. Nước miếng có công dụng giữ cho miệng được ẩm, giúp tiêu thụ thực phẩm và làm giảm các acid, giúp tiêu thụ tinh bột. Một khi lượng acid trong miệng cao thì vi khuẩn cũng sinh ra nhiều hơn.
Sâu răng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng
⇒ Nguyên nhân 2: Do chế độ ăn uống
Việc ăn một số thực phẩm có mùi hôi như tỏi, hành, thức ăn nhiều đạm, chất béo. Các thực phẩm này sau khi được tiêu hóa, hơi của chúng sẽ được hấp thụ vào máu, lên phổi và theo không khí lưu thông bay ra theo cửa miệng.
⇒ Nguyên nhân 3: Bị các vấn đề về hô hấp
Khi bạn bị một số bệnh về đường hô hấp như nhiễm trùng kinh niên phổi, viêm xoang, ung thư phổi, viêm cuống họng, có vật lạ trong mũi thì cũng có thể tạo ra mùi hôi trong hơi thở.
⇒ Nguyên nhân 4: Bị các vấn đề về hệ tiêu hóa
Sự rối loạn co bóp của bao tử, thực phẩm chậm tiêu hóa như mỡ béo, nằm lâu trong dạ dày, khi bị lên men cũng tạo ra mùi hôi, nhất là khi ợ hơi.
Táo bón cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng.
⇒ Nguyên nhân 5: Những căn bệnh gây suy yếu hệ miễn dịch
Những bệnh như gan, thận, tiểu đường cũng là nguyên nhân gây hôi miệng.
⇒ Nguyên nhân 6: Tâm lý
Tâm lý cũng là 1 nguyên nhân dẫn đến hôi miệng, khi đó do các bạn quá chú tâm tới vấn đề hơi thở nên có ảo tưởng về việc mình đang có mùi hôi khó chịu.Nhất là với những người bị bệnh trầm cảm, tâm thần phân liệt.
Stress cũng có thể gây ra tình trạng hơi thở có mùi
⇒ Nguyên nhân 7: Fish odor syndrome (Hội chứng hôi mùi cá ươn)
Đây là bệnh tự miễn của trẻ sơ sinh đối với rối loạn chuyển hóa chất Trimethylamine. Chất này sẽ tụ lại trong máu và thoát qua đường mồ hôi, nước tiểu, nước miếng và máu của bạn. Với bệnh này thì chúng ta không thể chữa được khỏi hẳn được mà chỉ có thể tự giới hạn tiêu thụ thực phẩm có nhiều choline, tiền thân của trimethylamine.
CÂU HỎI: Việc điều trị và phòng chống hôi miệng như thế nào?
TRẢ LỜI:
– Trước tiên cần giữ cho răng miệng luôn được sạch sẽ. Nên đánh răng sau khi ăn. Có thể dùng chỉ nha khoa để lấy sạch hết những cặn thức ăn bị mắc trong kẽ răng.
– Nên cạo hết những bựa bẩn đóng trên lưỡi. Vì đó cũng là môi trường tốt cho vi khuẩn tá túc.
– Tránh ăn những thực phẩm có thể gây mùi hôi
– Không nên hút thuốc uống rượu
– Làm xét nghiệm tổng quát xem coi mình có mắc phải những căn bệnh như tôi đã kể không
– Nếu dùng răng giả thì cần lấy ra để vệ sinh và ngâm rửa cho sạch
– Cần đi khám nha khoa đều đặn, đi lấy cao răng 3 tháng 1 lần
– Các bạn cũng có thể dùng những sản phẩm làm thơm miệng như peppermint, wintergreen, hoặc dạng xịt như Air lift Spray.
Kết luận:
Bệnh hôi miệng chiếm tỷ lệ người bệnh rất cao, nhưng đây không phải là căn bệnh nan y khó chữa. Các bạn chỉ cần vững tâm điều trị thì có thể chữa khỏi bệnh và đặc biệt là cần chú trong đến các vấn đề vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống lành mạnh là có thể tránh được đến 90% rủi ro gây bệnh.