Những câu hỏi thường gặp của người bị bệnh nhiệt miệng

Nhiệt miệng hay viêm loét miệng còn được gọi là hội chứng BMS gây nên những cơn đau khó chịu và dai dẳng ở vùng miệng, lưỡi, môi.. làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và tâm lý của người bệnh. Khiến người mắc bệnh rất đau đớn, khó chịu, ăn uống không ngon miệng. Bệnh nhiệt miệng thường xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Vì sao tôi bị nhiệt miệng?

– Thiếu hụt dinh dưỡng là do chế độ dinh dưỡng kém thiếu vitamin, khoáng chất làm giảm sức đề kháng của cơ thể tạo điều kiện cho virus xâm nhập.

– Rối loạn tâm lý: bạn bị căng thẳng, áp lực về tinh thần, hay lo âu khiến cho chức năng miễn dịch bị suy giảm.

– Do chấn thương nhiễm trùng: đánh răng quá mạnh, hay do va chạm mạnh từ bên ngoài làm cho niêm mạc miệng bị tổn thương.

– Do ăn nhiều đồ nóng như mít, xoài hay uống nhiều thuốc kháng sinh.

– Chức năng của gan suy giảm, các độc tố tích tụ ở niêm mạc đường tiêu hóa. Khi lượng chất độc đủ lớn sẽ tạo nên ổ hoại tử rồi vỡ ra tạo thành vết loét.

Dấu hiệu nào để biết tôi bị nhiệt miệng?

Khi bạn bị nhiệt miệng thường bạn cảm thấy: Khô miệng, viêm nướu lợi, viêm tuyến nước bọt, viêm chân răng, hôi miệng, viêm lưỡi… ngoài ra cảm giác đau đớn sẽ khiến bạn khó ăn uống, ảnh hưởng tâm lý, ngại nói chuyện.

Dấu hiệu của bệnh nhiệt miệng

Dấu hiệu của bệnh nhiệt miệng

Bệnh nhiệt miệng có nguy hiểm không?

Bệnh nhiệt miệng là bệnh lành tính. Không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu điều trị không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cơ thể.

Khi bị nhiệt miệng nên ăn gì để kiểm soát bệnh?

– Thay đổi thực đơn khi bị nhiệt miệng: không nên ăn món ăn chiên xào, trái cây có vị ngọt đậm như mít, nhãn vải, sầu riêng. Hạn chế ăn đồ cay nóng: ớt, tỏi, gừng tiêu …

– Khi bị nhiệt miệng bạn nên bổ sung nhiều vitamin khoáng chất từ các loại rau củ quả: rau đắng, khổ qua, rau má, nước dừa, nha đam, đu đủ, cà chua.

Tôi nên làm gì khi bị nhiệt miệng?

– Khi bị nhiệt miệng yếu tố đặt lên hàng đầu là cần tăng cường vệ sinh răng miệng để tránh bị nhiễm trùng, bội nhiễm. Nên sử dụng bàn chải mềm, kem đánh răng có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, súc miệng bằng nước súc miệng thảo dược.

– Uống trà xanh khi bị nhiệt miệng cũng là cách tốt để phòng ngừa nhiệt miệng, vì chất oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi.

Uống trà xanh là cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng

Uống trà xanh để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng

– Nếu dùng thuốc đặc trị, bạn nên dùng thuốc đặc trị có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, vì sẽ hạn chế các tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sẽ không lo bị tái phát.

Phòng ngừa nhiệt miệng như thế nào?

– Bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, củ quả có tác dụng thanh nhiệt, hạn chế tối đa làm việc quá căng thẳng dẫn đến stress, lo âu.

– Không nên nhiều đồ ăn chiên, xào, thực phẩm cay nóng: mít, vải, chôm chôm…

– Nên điều trị bệnh với thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên.

– Nếu viêm loét bị nhiễm trùng nặng:  áp xe vùng miệng, sốt từng cơn, cơ thể suy nhược thì cần đến bác sĩ để được tư vấn và đua ra phương pháp điều trị.

Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung vitamin nhóm B và PP là khỏi trong vòng 10 ngày. Song đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải được điều trị cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *