Nguyên nhân, Triệu chứng và cách điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới

Theo số liệu thống kê mới nhất hiện nay, bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới đang chiếm một tỷ lệ rất cao so với một số bệnh lý liên quan khác như khớp, trong đó nữ giới chiếm 70%. Ở nước ta dựa vào các thống kê trên các chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe dự báo tỉ lệ này sẽ càng ngày càng tăng khi điều kiện sống càng phát triển. Vậy điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới cần phải làm gì để bệnh không phát triển nặng hơn?

Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới là gì?

Nguyên nhân của bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới thường là:

Để điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới cần biết rõ nguyên nhân gây ra bệnh.

– Do gen di truyền.

– Chế độ làm việc phải đứng, ngồi nhiều hoặc đi lại nhiều.

– Chế độ ăn nhiều thịt và chất bột đường, béo phì, đang trong thời kì mang thai…

– Ngoài ra, còn do thói quen mặc quần áo ôm sát, đi giày quá chật, thậm chí việc sử dụng thuốc ngừa thai cũng là một yếu tố gây ra bệnh.

Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới

Ở giai đoạn sớm, người bị suy giãn tĩnh mạch sâu thường bị đau chân, nhức mỏi chân khi đứng lâu, ngồi lâu. Ban đêm thường hay bị chuột rút (vọp bẻ), có cảm giác tê chân, châm chích như kiến bò ở vùng cẳng chân…

Ở giai đoạn phát triển, các triệu chứng sớm nặng dần, tình trạng phù chân sẽ xảy ra khi đứng lâu, ngồi nhiều sau một ngày làm việc. Các biểu hiện phù chân thường thấy ở vùng mắt cá, bàn chân, có lúc phù cả bàn chân, vùng cẳng chân có thay đổi màu sắc da, các tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo màu xanh và đỏ. Giai đoạn này thường chỉ xuất hiện mạch máu nổi li ti ở vùng cổ chân và bàn chân.

Ở giai đoạn cuối, nếu không có giải pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu có thể làm toàn bộ hệ thống tĩnh mạch bị ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía chi dưới gây viêm loét, nhiễm trùng khó điều trị.

Cách điều trị và phòng ngừa giãn tĩnh mạch sâu

Cách điều trị: Ngày nay khoa học hiện đại có nhiều phương pháp tiên tiến để điều trị giãn tĩnh mạch sâu chi dưới, người bệnh hoàn toàn có cơ hội điều trị hiệu quả.

Sử dụng vớ y khoa giúp điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới đạt hiệu quả cao.

– Sử dụng vớ y khoa: Vớ y khoa được dùng sau điều trị băng ép, hoặc dùng ngay từ đầu khi bị bệnh để bó chân lại. Vớ y khoa có tác dụng phòng ngừa việc hình thành các tĩnh mạch và giữ cho tĩnh mạch không tiến triển thêm.

– Điều trị phẫu thuật: Phẫu thuật nhằm loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, lấy đi búi tĩnh mạch bị giãn, đồng thời bảo đảm tối đa tính thẩm mỹ.

– Sử dụng thuốc Tây y hoặc Đông y: Sử dụng thuốc giúp điều trị giãn tĩnh mạch sâu và cải thiện tình trạng cũng như các triệu chứng khó chịu.

Ngoài những cách điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới, người bình thường nên có những biện pháp phòng ngừa tối ưu như sau:

– Kiểm soát cân nặng.

– Giảm thời gian đứng trong thời gian dài.

– Tập thể dục nhẹ nhàng.

– Thay đổi tư thế ngồi.

– Nói không với giày cao gót và đi giày quá chật.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần thường xuyên vận động, làm việc và có chế độ ăn uống thích hợp để điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới đạt hiệu quả tốt nhất.

 

 

 

Comments are closed.