Ngưu tất bắc, thảo dược chữa bệnh xương khớp hiệu quả

Ngưu tất bắc là thảo dược có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong Đông y, người ta thường dùng ngưu tất bắc kết hợp với các vị thảo dược khác làm bài thuốc phòng và điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp.

Ngưu tất - Hình 2

Ngưu tất

Tên tiếng việt: Ngưu tất bắc

Tên khoa học: Achyranthes bidentata Blume

Tên khác của ngưu tất bắc: Bách bội, Hoài ngưu tất

NGƯU TẤT BẮC PHÂN BỐ NHIỀU Ở ĐÂU?

Ngưu tất bắc phân bố chủ yếu ở Hà Nam, Tứ xuyên, Vân Nam, Quý Châu… (Trung Quốc).

THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN NGƯU TẤT BẮC

Rễ ngưu tất, vào mùa đông lá thân khô héo đào lấy, bỏ sạch rễ râu, đất, sau khi phơi đến nhăn khô, dùng lưu hoàng hun vài lần, sau đó cắt đều đầu nhọn, phơi khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA NGƯU TẤT BẮC

Ngưu tất bắc chứa triterpenoid (sau khi qua nước thủy phân thành oleanolic acid và đường), ecdysterone, inokosterone, rubrosterone… thành phần steroid và thành phần polysaccharide. Ngoài ra, ngưu tất còn hàm chứa arginine (Arg), 12 lọai amino acid và alkaloids, hợp chất coumarins, nguyên tố vi lượng sắt, đồng…

CÔNG DỤNG CỦA THẢO DƯỢC NGƯU TẤT BẮC

Tính vị, quy kinh

Ngưu tất bắc có vị đắng, chua và tính ôn. Quy kinh vào Can và Thận.

Ngưu tất - Hình 1

Ngưu tất bắc có vị đắng, chua và tính ôn.

► Chủ trị

– Bản kinh: Chủ hàn thấp nuy tý, tay chân cong co, đầu gối đau không co lại được, trục huyết khí, tổn thương vì nhiệt lửa, ra thai.

– Biệt lục: Trị thương trung thiếu khí, con trai thận âm tiêu, người già không tiểu được, bổ trung nối đứt, đầy lấp tủy xương, trừ đau trong não và đau cột sống lưng, đàn bà kinh nguyệt không thông, huyết kết, ích tinh, lợi âm khí.

– Dược tính luận: Trị âm nuy, bổ Thận điền đầy tinh, trục ác huyết chảy kết, giúp 12 kinh mạch.

– Nhật hoa tử bản thảo: Trị lưng gối mếm lạnh yếu, phá trưng kết, trừ mủ ngừng đau, sản hậu tâm phúc đau và huyết vận, ra thai, tráng dương.

– Điền Nam bản thảo: Ngừng đau nhức gân xương, mạnh gân thư gân, ngừng mỏi tê lưng gối, tán ứ trụy thai, tán kết hạch, công phá tràng nhạc, lùi ung nhọt, ghẻ lở, huyết phong, ngưu bì tiển, ổ mủ.

– Cương mục: Trị nóng lạnh sốt rét lâu ngày, tiểu ra máu ngũ lâm, đau trong âm hành, hạ lỵ, hầu tý, nhọt lở miệng, đau răng, nhọt sưng ác sang, thương gãy.

– Bản thảo chính: Chủ tay chân máu nóng ngứa tê liệt, huyết ráo cong co, thông bàng quang bí sáp, đại tràng khô ráo, bổ tủy thêm tinh, ích âm họat huyết.

– Bản thảo bị yếu: Hấp rượu thì ích Can Thận, mạnh gân xương, trị đau xương lưng gối, chân mềm yếu gân cong, âm nuy tiểu không được, sốt rét lâu ngày, hạ lỵ, thương trung thiếu khí, dùng sống thì tán ác huyết, phá trưng kết, trị mọi chứng đau tâm phúc, lâm đau tiểu máu, kinh bế khó sanh, hầu tý đau răng, ung nhọt ác sang.

CÁCH DÙNG NGƯU TẤT BẮC

► Cách dùng, liều lượng

Sắc uống, 6-15g. Họat huyết thông kinh, lợi thủy thông lâm, dẫn hỏa (huyết) đi xuống dưới nên dùng sống; Bổ Can Thận, mạnh gân xương nên nướng rượu dùng.

MỘT SỐ BÀI THUỐC ĐÔNG Y TỪ NGƯU TẤT BẮC

♦ Bài thuốc số 1

Trị tiểu tiện không lợi, trong âm hành đau muốn chết, kiêm trị đàn bà huyết kết bụng cứng đau: Ngưu tất 1 nắm lớn luôn lá, không kễ nhiều ít, rượu nấu uống vậy.

♦ Bài thuốc số 2

Trị trong miệng và trên lưỡi sinh nhọt, lở loét: Ngưu tất ngâm rượu, ngậm súc, không có rượu ngậm không cũng tốt.

 Bài thuốc số 3

Trị phong ghẻ ẩn chẩn, cốt thư, bệnh chốc: Ngưu tất nghiền nhỏ, rượu uống thìa 1 tấc vuông, ngày 3 lần.

♦ Bài thuốc số 4

Trị vết thương kim khí đau nhức: Ngưu tất sống giã đắp lên vết thương.

♦ Bài thuốc số 5

Trị nuy tý, bổ hư tổn, mạnh gân xương, trừ sốt rét lâu ngày: Ngưu tất sắc nước hòa rượu cất khúc mể, hoặc cắt nhỏ túi đựng ngâm rượu, nấu uống.

♦ Bài thuốc số 6

Bài thuốc Thanh Chân Thống: Với sự kết hợp từ 8 vị thảo dược tự nhiên như cốt toái bổ, ngưu tất, đan sâm, đương quy, chích thảo, tô mộc, hoàng kỳ và khương hoạt đã tạo nên bài thuốc điều trị đau gót chân, sưng gai gót chân hiệu quả.

Thanh Chân Thống

Thanh Chân Thống – Êm bàn chân, nâng đôi gót chân.

THẬN TRỌNG KHI DÙNG NGƯU TẤT BẮC

Người khí hư, tỳ vị hư hàn, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, phụ nữ mang thai không được dùng ngưu tất bắc.

Tin, bài: Thúy Tâm

 

 

 

 

 

 

 

 

Comments are closed.