Ngậm nước muối có tác dụng gì?

Muối không chỉ là gia vị chế biến món ăn mà còn có công dụng chữa nhiều bệnh khác. Súc miệng nước muối ấm hằng ngày giúp loại bỏ vi khuẩn, làm sạch khoang miệng, amidan, họng… Bài viết sau đây sẽ mách cho bạn biết ngậm nước muối có tác dụng gì và cách sử dụng như thế nào để mang lại hiệu quả cao.

Tác dụng của việc súc miệng bằng nước muối

Thời tiết thay đổi là môi trường thuận lợi để vi khuẩn tấn công vào đường hô hấp. Việc súc miệng, súc họng bằng cách ngậm nước muối sẽ có tác dụng giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công đang được nhiều người áp dụng.

► Chăm sóc cổ họng

Vào mùa đông, khí hậu khô, dễ bị viêm họng cấp tính và mãn tính, viêm amiđan… Do đó, sử dụng nước muối có thể giúp điều trị các chứng bệnh kể trên vào giai đoạn đầu. Để ngậm nước muối có tác dụng nhanh thì khi bạn cảm thấy cổ họng khó chịu hay đau nhẹ, hãy chịu khó súc miệng với nước muối vào buổi sáng. Nếu thấy đau họng nhiều hơn thì súc miệng nước muối khoảng 5-6 lần một ngày sẽ có tác dụng chống viêm hiệu quả.

Ngậm nước muối súc miệng hằng ngày giúp bảo vệ cổ họng hiệu quả

► Ngăn ngừa sâu răng

Muối có chứa chất Florua giúp chống viêm, ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Vì vậy, mỗi khi đánh răng, hãy ngậm nước muối sẽ có tác dụng kháng viêm và phòng ngừa sâu răng hiệu quả.

► Chữa trị hôi miệng

Trong dân gian, muối tinh pha với nước sẽ tạo thành một hỗn hợp nước muối có thể giúp ngăn ngừa đau họng, sâu răng, rát cổ… Không những vậy, ngậm nước muối còn có tác dụng giúp trị hôi miệng hiệu quả. Vị mặn từ muối có tác dụng trong việc sát khuẩn, đánh bay các mảng bám trong răng, diệt khuẩn ở lợi, lưỡi và kẽ răng. Súc miệng thường xuyên đều đặn khoảng 2-3 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng nước muối như thế nào cho đúng?

Để ngậm nước muối có tác dụng thì phải làm gì? Theo các chuyên gia Y Tế thì việc súc họng bằng nước muối nên được thực hiện vào 2 buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt.

Một số người hay có quan niệm “nước muối càng đậm đặc thì khả năng sát khuẩn sẽ tốt hơn”. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn không đúng, bởi nếu nước muối quá mặn sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng và họng, gây đau rát cổ họng hơn. Do vậy, khi pha cần pha loãng nước muối với tỷ lệ thích hợp để đạt được lợi ích hơn.

Cách pha: Lấy 9g muối pha trong 100ml nước đun sôi để nguội để có được chai nước muối pha sẵn với nồng độ 0.9%. Dùng dung dịch này khi ngậm súc miệng sẽ mang lại hiệu quả cao, trước khi dùng nên lắc đều chai.

Để ngậm nước muối có tác dụng tốt nhất, lưu ý khi súc họng nên ngửa cổ ra sau. Ngậm trong khoang miệng 2-3 phút, khi súc nên tạo ra những tiếng “khò khò” để nước muối thấm đều. Nên nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3 – 4 lần với nước muối mới. Thực hiện đều đặn hằng ngày đến khi họng không còn cảm giác vướng víu, khó chịu nữa.

Để đạt hiệu quả cao, bạn hãy cố gắng duy trì thói quen này để chăm sóc sức khỏe của răng miệng và cổ họng của mình nhé. Chúc bạn luôn vui khỏe!

 

Comments are closed.