Hoắc hương: Vị thuốc quý giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa | Đông Y Thanh Tuấn

Hoắc hương (còn gọi là Quảng hoắc hương hay Thổ hoắc hương), là thân và lá phơi hay sấy khô của dược liệu hoắc hương Pogostemon cablin (Blanco) Benth., họ Hoa Môi (Lamiaceae). Theo y học cổ truyền, hoắc hương có tác dụng giải cảm, hỗ trợ tiêu hóa và ruột, dùng trong trường hợp ăn không ngon, đầy bụng, nôn, tiêu chảy.

Hoắc hương

Hoắc hương

Tên khoa học: Pogostemon cablin (Blanco) Benth.

Tên tiếng Việt: Hoắc hương

Thuộc họ: Hoa Môi (Lamiaceae)

Hoắc hương (còn gọi là Quảng hoắc hương hay Thổ hoắc hương), là thân và lá phơi hay sấy khô của dược liệu hoắc hương Pogostemon cablin (Blanco) Benth., họ Hoa Môi (Lamiaceae). Theo y học cổ truyền, hoắc hương có tác dụng giải cảm, hỗ trợ tiêu hóa và ruột, dùng trong trường hợp ăn không ngon, đầy bụng, nôn, tiêu chảy.

HOẮC HƯƠNG PHÂN BỐ NHIỀU Ở ĐÂU?

 

Hoắc hương được trồng khắp nơi ở Việt Nam và nhiều nước châu Á. Ở các nước thuộc vùng nhiệt đới của châu Á hoặc châu Phi, thảo dược hoắc hương được trồng rất nhiều, chủ yếu để lấy lá cất thành tinh dầu hoắc hương. Một số quốc gia sản xuất tinh dầu hoắc hương nhiều nhất hiện nay là Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Mangat (Pakistan) và Indonesia.

Theo dân gian, thời gian gieo trồng hoắc hương là vào khoảng độ xuân về ở các tỉnh miền Bắc và rơi vào mùa mưa ở một số tỉnh thuộc khu vực phía Nam. Sau khi trồng khoảng 5 – 6 tháng là có thể bắt đầu thu hoạch lứa hoắc hương đầu tiên.

MÔ TẢ CÂY HOẮC HƯƠNG

 

Hoắc hương thuộc loại cây thảo, sống lâu năm, thân vuông, trên thân có lông.

Lá hoắc hương mọc đối, có cuống dài, phiến lá hình trứng hoặc hình thuỗn, mặt dưới lá nhiều lông hơn so với mặt trên, mép lá có răng cưa thô. Lá khi vò tỏa ra mùi thơm.

Hoa nhỏ, có màu hồng tím nhạt hoặc màu vàng, mọc thành cụm xim co ở tận cùng hoặc ở kẽ lá.

Cây hoắc hương

Hoắc hương có hoa nhỏ màu hồng tím nhạt mọc thành cụm xim co ở tận cùng hoặc ở kẽ lá

Hoa màu hồng nhạt và mọc thành cụm xim co

Toàn cây có mùi thơm dễ chịu.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến: Lá (Folium Patchouli) và Tinh dầu (Oleum Patchouli).

THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG DƯỢC LIỆU HOẮC HƯƠNG

 

Theo tài liệu nghiên cứu, trong lá thảo dược hoắc hương khô có chứa trung bình khoảng 0,5-0,6% tinh dầu. Thành phần chính của tinh dầu hoắc hương là Cồn patchouli (32-38%), aldehyde xinamic, aldehyde benzoic, eugenola, cadinene, ngoài ra còn có sesquiterpen và azulen.

Về thành phần chủ yếu trong tinh dầu hoắc hương: Long não patchouli là công thức của một rượu bậc 3, thường kết tinh với nước dưới dạng tinh thể hình lục, đôi khi kết tinh ngay trong tinh dầu. Bên cạnh đó, còn có 10 thành phần khác được phát hiện có trong cây hoắc hương, bao gồm cả hoạt chất α-guaiene.

Để cất lấy tinh dầu hoắc hương, ta có thể dùng lá tươi, nhưng hiệu suất khá thấp. Thường thì tinh dầu hoắc hương chỉ xuất hiện trong lá phơi hoặc sấy khô.

CÔNG DỤNG CỦA THẢO DƯỢC HOẮC HƯƠNG

 

A. Ứng dụng theo Y học cổ truyền:

Theo quan điểm của Đông y, hoắc hương thuộc nhóm thuốc Tiêu Đạo, với nhiều công dụng khác nhau, được ứng dụng vào trong các bài thuốc đông y khá hiệu quả.

Tính vị, quy kinh

Hoắc hương có vị cay (tân), tính hơi ấm (ôn). Qui kinh Tỳ, Vị, Phế.

Chủ trị

1. Ngoại cảm hàn thấp:

Đầy bụng, tiêu chảy, có thể kèm theo nôn, buồn nôn, nặng đầu, ngực tức (các triệu chứng của viêm đường ruột cấp biểu hàn nội thấp).

2. Nôn ói do thấp hàn bên trong:

Hoắc hương có tính ấm, dùng cho bệnh hàn thấp, tích tụ hơi trong dạ dày không thoát xuống được, gây đầy bụng, biếng ăn, thậm chí là nôn mửa. Hoắc hương là vị thuốc trị nôn rất hiệu quả, tuy nhiên, tùy chứng bệnh mà gia giảm cho phù hợp.

3. Đau bụng do tỳ vị khí trệ:

Chủ yếu do ăn uống không lành mạnh, khiến cho tỳ vị trở nên bất hòa, thăng giáng không điều hòa, dẫn đến thức ăn đồ uống không tiêu hóa được hết, cuối cùng sinh ra chứng tiết tả, biểu hiện bằng cơn đau bụng, sôi bụng, đại tiện ra phân lỏng. Hoắc hương có tác dụng ôn bổ tỳ dương, trừ thấp, từ đó giải đau bụng hiệu quả.

4. Viêm mũi, viêm xoang mũi mạn:

Cây Hoắc hương có vị cay, tính hơi ôn, hoạt chất trong cây có tính thẩm thấu nhanh, sâu vào phế nên có tác dụng chỉ ẩu, tiêu khử, giải tiểu. Ngoài ra, thành phần hóa học trong loài cây này còn có khả năng kháng khuẩn mạnh.

5. Chàm lở (chàm tay chân):

Dùng hoắc hương độc vị hoặc phối hợp cùng các thảo dược khác, có thể sử dụng như bài thuốc giải độc tạm thời hoặc chống côn trùng cắn. Ngoài ra, hoắc hương còn chủ trị bệnh chàm lở, viêm da, vẩy nến.

6. Ăn uống không ngon, sôi bụng:

Theo Đông y, hoắc hương có vị cay, mùi thơm hắc, có tác dụng làm mạnh dạ dày – ruột, cải thiện hệ tiêu hóa, trị chứng ăn uống không ngon, sôi bụng khó tiêu.

► Một số bài thuốc đông y

Bài 1. Hoắc hương chính khí hay kiện tỳ chi tả tán: Hoắc hương 15 g, Tô diệp 10 g, Thương truật 8 g, Cam thảo 3 g, Trần bì 5 g, Đại táo 4 quả, Hậu phác 3 g, Phục linh 6 g. Lấy tất cả đem tán thành bột, chia thành từng gói, mỗi gói khoảng 8 – 10 g. Người lớn tối đa uống 2 – 5 gói/ngày, cách 1 giờ uống 1 gói. Đối với trẻ em 2 – 3 tuổi, mỗi lần dùng 1/3 gói, trẻ 8 – 10 tuổi mỗi lần 1/2 gói. Trẻ sơ sinh hoặc trẻ em dưới 1 tuổi không nên dùng.

Bài 2. Chữa ăn uống không tiêu, hay sôi bụng: Hoắc hương 12 g, Thạch xương bồ 12 g, Hoa cây đại 12 g, Vỏ bưởi đào 6 g. Tất cả tán nhỏ. Ngày uống 3 lần. Mỗi lần dùng 2 g, thường dùng trước bữa ăn 20 phút cùng với nước nóng.

Bài 3. Viên nang Thanh Hương Tán: bào chế hoàn toàn từ 11 vị thảo dược quý từ thiên nhiên, giúp khắc phục nhanh các triệu chứng ợ chua, trào ngược dịch dạ dày, viêm thực quản trào ngược, không để thức ăn bị ứ trệ, đảm bảo chức năng tiêu hóa khỏe mạnh.

B. Ứng dụng theo Y học hiện đại:

1. Lợi ích về tinh thần

Tinh dầu hoắc hương

Tinh dầu hoắc hương

Tinh dầu hoắc hương với nhiều công dụng trong y học

  • Tinh dầu hoắc hương có tác dụng cải thiện tâm trạng và giúp giải tỏa căng thẳng.
  • Bên cạnh đó, đây còn là thảo dược giúp an thần và cải thiện tinh thần
  • Triệu chứng động kinh hoặc co giật có thể thuyên giảm bằng cách sử dụng tinh dầu dầu hoắc hương.
  • Ngoài ra, tinh dầu hoắc hương còn đóng vai trò như một chất kích thích hệ sinh dục, hỗ trợ điều trị các vấn đề của hệ sinh dục, như yếu sinh lý hoặc rối loạn cương dương.
  • Hoắc hương còn là liều thuốc cho tình trạng lãnh cảm cũng như giảm ham muốn ở phụ nữ.

2. Lợi ích về thể chất

  • Hoắc hương còn là loại dược liệu thân thiện cho làn da khô.
  • Tinh dầu hoắc hương có thể làm dịu cơn ho và chống dị ứng da. Khi sử dụng tại chỗ, tinh dầu hoắc hương phát huy tác dụng trong việc điều trị bệnh chàm, viêm da, vẩy nến và vết thương hở.
  • Tinh dầu hoắc hương là liệu pháp tự nhiên giúp tăng tốc độ chữa lành vết thương trên da gây ra bởi mụn trứng cá cũng như giúp làm mờ sẹo, vì nó thúc đẩy sự phát triển của các tế bào da mới.
  • Hoạt chất kháng viêm có trong hoắc hương sẽ giúp làm dịu tình trạng viêm và hạ sốt.
  • Tác dụng lợi tiểu cũng đã được nghiên cứu chứng minh, hoắc hương có thể làm tăng tần suất đi tiểu và tăng thể tích nước tiểu.
  • Theo trang OrganicFacts.net, tinh dầu hoắc hương có tác dụng cải thiện sức khỏe gan, dạ dày và ruột, và vì vậy tăng cường hệ miễn dịch.
  • Đặc tính khử trùng của tinh dầu hoắc hương khiến cho loại dầu này trở thành một chất khử mùi tự nhiên; Tuy nhiên, đôi khi mùi vị ngọt ngào nhưng mạnh mẽ đến mức hăng gắt của nó không được mọi người ưa chuộng.
  • Trong hương liệu, hoạt chất từ cây hoắc hương giúp tăng cường sự tỉnh táo và làm dịu những suy nghĩ lo âu.

 

THẬN TRỌNG

Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thảo dược hoắc hương

Dược liệu hoắc hương có thể tác động đến huyết áp tùy theo liều lượng, không nên dùng hoắc hương trong vòng 2 tuần trước khi phẫu thuật.

Bạn nên kiểm tra các chỉ số về huyết áp, nhịp tim cũng như thực hiện các xét nghiệm về gan để theo dõi các dấu hiệu biến đổi đối với gan.

Bạn nên chia nhỏ liều lượng hoắc hương để hạn chế tối đa các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Những quy định áp dụng cho thảo dược hoắc hương ít nghiêm ngặt hơn so với quy định của các sản phẩm tân dược. Do đó, cần nghiên cứu sâu hơn để xác định chính xác về độ an toàn của vị thuốc này. Nên cân nhắc về lợi ích của việc sử dụng so với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến chuyên môn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng hoắc hương.

Hellobacsi.com

——————————

Nguồn tham khảo: What Are the Benefits of Patchouli? | by Pamela Gentry | https://www.livestrong.com/article/95788-benefits-patchouli/

THÔNG TIN THÊM

Viên nang Thanh Hương Tán là sản phẩm CHUYÊN BIỆT đầu tiên dành cho người bị Hôi miệng do Trào ngược dạ dày

CÔNG DỤNG:

– Hỗ trợ điều trị các triệu chứng đắng miệng, nhạt miệng, chua miệng.

– Giúp khắc phục nhanh những triệu chứng ợ chua, trào ngược dịch dạ dày, viêm thực quản trào ngược…

– Giúp cân bằng môi trường axit – dạ dày, đảm bảo chức năng tiêu hóa, không để thức ăn ứ trệ. 

Với Viên Nang Thanh Hương Tán bạn sẽ không còn lo âu về bệnh trào ngược dạ dày nữa, xoá tan các triệu chứng khó chịu của bệnh, đem lại một dạ dày khoẻ mạnh và giúp hơi thở luôn tự tin.

*Sản phẩm được sản xuất dưới sự xét duyệt của Bộ Y Tế Việt Nam, chất lượng ISO 9001:2008. Sản phẩm được sự tin dùng của mọi người dân trên toàn quốc.

 

 

 

 

 

Comments are closed.