Hà thủ ô đỏ: Công dụng & Liều đùng | Đông Y Thanh Tuấn

Hà thủ ô đỏ còn được gọi là cây địa tính, thủ ô, dạ hợp, thuộc họ Rau Răm (Polygonaceae). Đây là vị thuốc bổ của đông y, với thành phần anthraglycosid, có tác dụng bổ gan, thận. Bộ phận thường dùng là phần rễ củ. Đặc biệt, hà thủ ô đỏ thường dùng cho người tóc bạc sớm.

Hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ

Tên khoa học: Polygonum multiflorum hoặc Fallopia multiflora, Polygonaceae.

Tên tiếng Việt: Hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ còn được gọi là cây địa tính, thủ ô, dạ hợp, thuộc họ Rau Răm (Polygonaceae). Đây là vị thuốc bổ của đông y, với thành phần anthraglycosid, có tác dụng bổ gan, thận. Bộ phận thường dùng là phần rễ củ. Đặc biệt, hà thủ ô đỏ thường dùng cho người tóc bạc sớm.

 

HÀ THỦ Ô ĐỎ PHÂN BỐ NHIỀU Ở ĐÂU?

 

Hà thủ ô đỏ thường phân bố trong rừng, dọc theo bờ suối và bụi cây.

Phạm vi phân bố: Đông Á – Trung Quốc.

 

MÔ TẢ CÂY

 

Hà thủ ô đỏ thuộc họ cây leo, sống lâu năm. Phần thân rễ phồng to thành củ. Thân quấn và mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân màu xanh tía, nhẵn, có vân.

Lá có cuống dài và mọc so le. Phiến lá hình tim, dài 4 – 8 cm, rộng 2,5 – 5 cm, đầu nhọn, mép nguyên hoặc đôi khi hơi lượn sóng, cả hai mặt lá đều nhẵn. Bẹ chìa mỏng, màu nâu nhạt, ôm lấy thân.

Hoa dạng chùm nhiều nhánh. Hoa có kích thước nhỏ, đường kính 2 mm, mọc cách xa nhau ở kẽ những lá bắc ngắn, mỏng. Bao hoa màu trắng, mỗi bao hoa có 8 nhụy (trong số đó có 3 nhụy hơi dài hơn). Bầu hoa có 3 cạnh, 3 vòi ngắn rời nhau. Đầu nhụy hình mào gà rủ xuống. Quả 3 góc, nhẵn bóng, đựng trong bao hoa, bộ phận ngoài của bao hoa phát triển thành cánh rộng.

Hoa hà thủ ô đỏ

Hoa hà thủ ô đỏ có dạng chùm nhiều nhánh

Hà thủ ô đỏ bắt đầu ra hoa từ tháng chín đến tháng mười, có quả vào tháng 11. Loài này lưỡng tính (có cả cơ quan nam và nữ) và được thụ phấn bởi côn trùng. Cây có thể phát triển trong bóng râm (trong rừng) hoặc không có bóng râm. Hà thủ ô đỏ thường ưa đất ẩm.

CÔNG DỤNG CỦA THẢO DƯỢC HÀ THỦ Ô ĐỎ
HÀ THỦ Ô ĐỎ LÀ VỊ THUỐC CHỮA BỆNH

A. Ứng dụng theo Y học cổ truyền:

Hà thủ ô đỏ hiện đang là một trong những thảo dược quan trọng nhất của Trung Quốc và được sử dụng rộng rãi tại đây. Y học Trung Quốc cho rằng, hà thủ ô đỏ có tác dụng phục hồi sinh lực và bản lĩnh phái mạnh, tác động chủ yếu trên gan và hệ thống sinh sản, bên cạnh đó là hệ tiết niệu và tuần hoàn.

► Tính vị, quy kinh:

Rễ củ Hà thủ ô đỏ có vị đắng chát, hơi ngọt, tính ấm. Quy kinh Can thận.

Công năng: bổ gan, thận, bổ máu, ích tinh tủy, hòa khí huyết, mạnh gân xương, nhuận tràng.

 Chủ trị:

Rễ Hà thủ ô đỏ có tác dụng bổ máu, phục hồi thận suy, gan yếu, thần kinh suy nhược, cải thiện ngủ kém, sốt rét kinh niên, thiếu máu, đau lưng mỏi gối, di mộng tinh, khí hư, đại tiểu tiện ra máu, khô khát táo bón, da mẩn ngứa không có mủ. Một số nghiên cứu cho rằng, đối với người râu tóc bạc sớm, sử dụng hà thủ ô đỏ trong thời gian đủ dài sẽ làm đen râu tóc, giúp tóc đỡ khô và rụng.

Rễ hà thủ ô đỏ

Rễ Hà thủ ô đỏ có nhiều tác dụng hữu ích như bổ máu, phục hồi thận suy…

► Liều thường dùng và chú ý:

  • Liều thường dùng: 10 – 20g/ngày.
  • Khi sử dụng thì nên kiêng ăn hành, tỏi, cải củ.
  • Rễ cần phải được sơ chế và chế biến một cách thích hợp. Trong đó, cần phải có quy trình rửa sạch nhiều lần để loại bớt chất đắng.

► Các bài thuốc đông y:

  • Chữa rụng tóc và râu tóc bạc sớm, hồi hộp, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, đau mỏi lưng khớp, táo bón: Hà thủ ô chế, kết hợp sinh địa, huyền sâm, mỗi vị 20g. Sắc uống.
  • Bài thuốc bổ cho người già yếu, suy nhược thần kinh, tiêu hóa kém: Hà thủ ô đỏ 10g, Đại táo 5g, Thanh bì 2g, Trần bì 3g, Sinh khương 3g, Cam thảo 2g, nước 600 ml. Sắc còn 200 ml, chia làm 3 – 4 lần uống trong ngày.
  • Chữa xơ cứng mạch máu ở người già, tăng huyết áp, hoặc nam giới chậm có con: Hà thủ ô đỏ 20g, Tang ký sinh, Kỷ tử, Ngưu tất mỗi vị 16g. Sắc uống.

 

B. Ứng dụng theo y học hiện đại:

1. Tốt cho hệ tim mạch

Hà thủ ô đỏ có chứa một phức hợp đường-protein, được gọi là lectin. Lectins hoạt động với vai trò như kháng thể, nhưng chúng không gây ra các triệu chứng dị ứng. Các lectin trong hà thủ ô đó có thể ảnh hưởng đến lượng chất béo trong máu, giúp ngăn ngừa bệnh tim bằng cách ngăn chặn sự hình thành mảng xơ vữa trong mạch máu. Mảng xơ vữa này là kết hợp giữa chất béo và các vật chất khác, làm giảm kích thước của mạch máu và hạn chế sự linh hoạt của thành mạch, ta thường gọi đây là tình trạng xơ vữa mạch máu.

Toàn bộ rễ hà thủ ô đỏ đã được chứng minh là làm giảm mức cholesterol máu, cũng như làm giảm xơ cứng động mạch, hoặc xơ vữa động mạch. Một số nghiên cứu khẳng định vai trò quan trọng của loại thảo dược này trong việc cải thiện chức năng miễn dịch, góp phần hình thành tế bào hồng cầu và tác động kháng khuẩn.

2. Hà thủ ô đỏ bảo vệ gan

Trong các nghiên cứu thử nghiệm trên động vật, hà thủ ô đỏ được chứng minh có khả năng làm giảm lượng chất béo lắng đọng trong gan. Bên cạnh đó, hà thủ ô đỏ có thể bảo vệ gan tránh nguy cơ hư hại bởi nhiều chất độc khác nhau.

 

THẬN TRỌNG

 

Một số nghiên cứu báo cáo rằng, sử dụng hà thủ ô đỏ với liều quá cao, có thể gây phát ban da và tê chân tay. Ngoài ra, tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa (khó chịu, tiêu chảy) cũng được ghi nhận.

Người có huyết áp và đường huyết thấp không nên dùng hà thủ ô đỏ.

Bệnh nhân thấp khớp, viêm khớp, bệnh gút, sỏi thận cần đặc biệt thận trọng trong việc sử dụng hà thủ ô đỏ vì nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

 

Hello Bacsi


Nguồn tham khảo:

Fo ti Root Benefitshttps://www.herbwisdom.com/herb-fo-ti-root.html

Polygonum multiflorum – Thunb. https://www.pfaf.org/user/Plant.aspx?LatinName=Polygonum+multiflorum

 

Comments are closed.