Giãn tĩnh mạch chân hay suy van tĩnh mạch chi dưới mô tả về sự suy giảm hệ thống tĩnh mạch ở vùng chân gây ra sự ứ đọng máu dẫn đến sự biến đổi về hoạt động của máu và cấu trúc mô xung quanh làm cho người bệnh nhức mỏi, phù chân, kiến bò, dọp bẻ… khi nặng sẽ tạo ra các biến chứng khó trị như chàm da, loét chân không lành ( đặc biệt ở người lớn tuổi ), chảy máu… Vì những biến chứng nguy hiểm trên mà việc điều trị là điều mà nhiều người bệnh quan tâm và tìm hiểu, do đó điều trị giãn tĩnh mạch chân bằng đông y được đa số người bệnh quan tâm và tìm hiểu nhằm điều trị căn bệnh khó chịu này.
Theo đông y thì giãn tĩnh mạch chân là trạng thái một phần của tĩnh mach bị viêm, tắc ngẽn, nổi lên, mày đỏ hình dáng như dây thừng, đau và cứng. Người bênh thường sẽ bị nổi ở vùng bắp chân nhiều nhất. Nổi gân xanh ở chân từ giãn tĩnh mạch là do yếu tố hàn thấp từ việc chân thường xuyên ở nơi ẩm ướt làm cho tà khí hàn thấp ngấm vào gân mạch làm cho chân tê dại, đi lại khó khăn, khi chuyển mùa thì bệnh càng nặng.
Nguyên nhân của việc giản tĩnh mạch là do thấp nhiệt uẩn kết, hàn thấp ngưng trệ, tỳ hư, can uất, hàn thấp ngưng trệ. Để điều trị giản tĩnh mạch chân bằng đông y đòi hỏi phải thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết hoá ứ, kiện tỳ ích khí.
Với những công dụng đặc biệt từ những loại thảo dược tự nhiên, Đông y đã nghiên cứu và điều chế ra những bài thuốc để điều trị giãn tĩnh mạch chân bằng đông y mang lại hiệu quả cao và an toàn cho người bệnh.
► Điều trị thấp nhiệt
Người bệnh có những biểu hiện sưng đau những sợi mạch cứng, vùng bắp chân xưng trướng kể cả sưng đau nóng rát, tiểu vàng và rêu vàng nhớt.
Bào chế bài thuốc có chứa: Kê huyết đằng, trạch tả, ngưu tất, ô dược, trạch lan, mộc qua, xích thược, xương truật, đào nhân giúp thanh hoá thấp nhiệt, thông kinh hoạt huyết chỉ thống.
► Hàn thấp ngưng trệ
Người bệnh có những biểu hiện chân nặng vào chiều tối và nhẹ vào buổi sáng, khó co duỗi, ngại đi, đau bắp chân, lưỡi bợn trắng.
Bào chế bài thuốc có chứa: hậu phác, phụ tử, táo, bạch truật, thảo đậu khấu, can khương, cam thảo, phục linh, đại phúc bì, mộc qua, mộc hương, sinh khương giúp lợi thấp, ôn dương, hoá trệ.
► Huyết ứ
Người bệnh có những biểu hiện đau vùng da bên ngoài, cảm giác nặng, có những vết ngoàn ngèo ở vùng bắp chân, căng cứng khi ấn, lưỡi có vết ban tím.
Bệnh nhân có thể điều trị giãn tĩnh mạch chân bằng đông y với bài thuốc có chứa: Trần bì, nga truật, tô mộc, mộc hương, bạch thược, xích thược, tam lăng, hồng hoa giúp hoạt huyết hoá ứ, hành khí tán kết.
Vận động nhẹ mỗi ngày, tập thể dục bằng cách đi bộ vào sáng hoặc chiều. Có thể kết hợp với các môn thể thao như bơi lội, khiêu vũ…
Ban đêm khi ngủ nên kê gối chân cao giúp giảm áp lực nhằm tạo điều kiện cho máu lưu thông dễ dàng.
Khi làm việc phải ngồi nhiều thì nên thay đổi tư thế hoặc đi lại nhẹ. Cần ngồi đúng tư thế đặc biệt là đôi chân, ngồi lâu cần xoay bàn chân trên gót qua lại, co duỗi chân xen kẽ và nhịp chân đều đặn.
Dùng nước lạnh xối vào chân nếu bạn thường tắm với nước nóng để các mạch chân trở lại bình thường.
Để tránh việc giãn tĩnh mạch ngày một nặng hơn người bệnh không nên phơi nắng nhiều, tránh nơi nóng bức lâu như lò hơi, phơi nắng khi trời có nắng gắt.
Trong quá trình điều trị giãn tĩnh mạch chân bằng đông y bệnh nhân nên thường xuyên vận động và kiên trì thì hiệu quả đem lại sẽ tối ưu nhất. Đồng thời kiên ăn cay, rượu bia, sử dụng thuốc lá và dùng các đồ cay nóng là việc cần thiết. Bên cạnh đó xoa bóp chân hay kê chân lên cao khi ngủ giúp máu lưu thông được tốt hơn. Ngoài ra để có được phương pháp điều trị đúng cách bạn nên tham khảo lời khuyên từ các chuyên gia trong nghành để tìm ra cho mình cách trị bệnh giãn tĩnh mạch chân tốt nhất.