Thời tiết vào giai đoạn chuyển mùa, nhất là từ mùa thu sang đông là điều kiện thuận lợi cho các bệnh về xương khớp tái phát, gây đau nhức cho bệnh nhân.
Viêm khớp là căn bệnh có thể xảy ra bất kỳ lứa tuổi nào. Đối với những bệnh nhân viêm khớp, họ có thể phải trải qua các cơn đau dai dẳng, sưng, tấy, dẫn đến không cử động được khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Vì vây, một khi thời tiết trở lạnh, những cơn đau nhức xương khớp, đau vai gáy thường có xu hưởng trở nặng và hành hạ bệnh nhân thường xuyên hơn.
Khi nhiệt độ xuống thấp, không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể qua đường da nhờ các lỗ chân lông, làm mạch máu co lại khiến lưu lượng máu đến các khớp xương bị hạn chế. Máu nuôi khớp không đủ làm các màng hoạt dịch và sụn khớp bị kích thích, gây nên đau nhức. Đồng thời, khi thời tiết lạnh, sức đề kháng của cơ thể sẽ bị giảm sút nhanh chóng, tạo điều kiện cho các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công hơn.
Thời tiết trở lạnh ảnh hưởng rất nhiều tới bệnh nhân viêm khớp
Không chỉ vậy, trời lạnh sẽ làm cho các gân cơ bị co rút. Việc vận động khớp lúc này cũng khó khăn hơn nên dễ khiến bệnh nhân bị ngã, trường hợp nặng có thể dẫn đến gãy xương.
Khi bị đau nhức khớp, tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám để xác định nguyên nhân và có cách điều trị chính xác. Không nên có tâm lý chủ quan hoặc tự ý mua thuốc uống bởi nếu điều trị sai cách, bệnh nhân có thể bị teo cơ dẫn tới mất khả năng vận động.
Trong mùa lạnh, người bệnh đặc biệt phải giữ ấm cơ thể, nhất là những vị trí khớp bị đau nhức. Khi có dấu hiệu đau nhức khớp, tê, mỏi xảy ra, nhất là khi ngủ dậy, người bệnh có thể dùng kem xoa bóp giảm đau ở vị trí đó hoặc chườm nóng để làm giãn mạch máu, giúp máu lưu thông đến các khớp dễ dàng.
Kem xoa bóp Thanh Tuẫn hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp
Về chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân cơ xương khớp cần có chế độ ăn hợp lý để duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải, đồng thời tăng cường một số loại trà thảo mộc, trà gừng và ăn các món nóng, ấm để cơ thể luôn có năng lượng. Hàng ngày nên vận động nhẹ nhàng các khớp gối, cổ chân, bàn tay, ngón tay theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu tập thể dục buổi sáng sớm thì cần phải mặc đủ ấm, tránh những buổi trời có sương hoặc gió thổi mạnh.
Những bệnh nhân bị bệnh về xương khớp có thể giảm đau bằng cách lấy lá ngải cứu rửa sạch. Sau đó trộn lẫn với muối rồi rang nóng lên và đắp vào những vị trí bị đau. Chất tanin có trong lá ngải cứu rất hiệu quả trong điều trị đau xương khớp.
Ngải cứu hỗ trợ giảm các cơn đau nhức xương khớp
Ngâm chân trong nước muối ấm pha gừng cũng là một cách đơn giản để hạn chế các cơn đau xương khớp. Mỗi ngày bệnh nhân nên ngâm chân từ 15 đến 30 phút vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nước muối ấm và gừng có tác dụng làm dịu cơn đau và phòng bệnh đau khớp cổ chân cực kỳ hiệu quả.
Nếu tình trạng đau nhức kéo dài, người bệnh nên đến phòng khám chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời, tùy tình trạng bệnh bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Theo HelloBacsi.com