Các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có con số thống kê cụ thể về tỉ lệ người mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân. Nhưng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân đang ngày càng phổ biến, có thể gặp ở cả nam và nữ. Vì thế ngay từ bây giờ chúng ta nên tìm hiểu các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân để biết cách phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Triệu chứng giãn tĩnh mạch chân giai đoạn đầu

Triệu chứng giãn tĩnh mạch chân chi dưới ở giai đoạn đầu thường mờ nhạt, lúc ẩn lúc hiện. Người bệnh thường có biểu hiện ngứa chân, mỏi chân, nặng chân khi đứng lâu, ngồi nhiều. Ban đêm thường có hiện tượng vọp bẻ (chuột rút), có cảm giác kiến bò trong ống chân. Lúc này, các mạch máu chưa nổi rõ nên người bệnh thường chủ quan nghĩ rằng nghỉ ngơi sẽ hết.

Nặng chân là triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân.

Triệu chứng giãn tĩnh mạch chân giai đoạn tiến triển

Triệu chứng của bệnh giản tĩnh mạch chân trong giai đoạn này sẽ có biểu hiện rõ hơn giai đoạn đầu. Các hiện tượng như bàn chân bị phù, phù ở mắt cá chân, khi mang giày hoặc dép có cảm giác chật hơn bình thường, các mạch máu bắt đầu nổi trên da và nổi thành từng búi. Kiểm tra độ phù chân bằng cách ấn ngón tay vào và xuất hiện vết lõm của ngón tay trên da. 
Các tĩnh mạch lúc này bị giãn có thể nhỏ hơn 1mm, giãn như mạng nhện ở vùng đùi có đường kính nhỏ hơn 1mm, giãn tĩnh mạch lưới nhỏ dưới 3mm. Không chỉ vậy, màu sắc trên da cũng sẽ bị đổi, có màu đen sậm hơn da bình thường. Lúc này ta sẽ dễ dàng nhận biết vì nó nổi rõ trên da và mất đi tính thẩm mỹ.

Triệu chứng giãn tĩnh mạch chân cấp độ nặng

Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân thể hiện rõ nhất ở việc bị lở loét da ở phần cẳng chân. Vết loét càng ngày càng to và sâu, bên cạnh đó còn những vết loét nhỏ bao quanh, kèm theo da sạm và phù. Lúc đầu các vết loét có thể tự lành, sau đó bệnh tiếp tục tiến triển, các vết loét không tự lành mà có nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài các dấu hiệu trên thì các tĩnh mạch này sẽ bị giãn ra có thể hơn 10mm.

Loét cẳng chân là triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân cấp độ nặng.

Có thể thấy các dấu hiệu của bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân có thể thay đổi, từ tình trạng nhẹ đến nặng dần. Trường hợp người bệnh có những dấu hiệu nặng nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được hướng dẫn và điều trị kịp thời. 
Hy vọng với những dấu hiệu nhận biết triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân các bạn sẽ biết để phòng ngừa kịp thời. Chúc các bạn nhiều sức khỏe!

 

 

 

Comments are closed.