Bạc hà là thảo dược gì? Công dụng và Cách dùng | Đông Y Thanh Tuấn

cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết

Bạc Hà (tên khoa học là Mentha arvensis) là một loại cây lâu năm thuộc chi Mentha, họ Lamiaceae. Cây bạc hà khá phổ biến ở Châu Âu, Châu Á, Bắc Mỹ. Lá bạc hà có hương vị the đặc trưng, được dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn

Bạc Hà

Tên tiếng việt: Bạc hà

Tên khoa học: Mentha arvensis, Lamiaceae

Bạc Hà (tên khoa học là Mentha arvensis) là một loại cây lâu năm thuộc chi Mentha, họ Lamiaceae. Cây bạc hà khá phổ biến ở Châu Âu, Châu Á, Bắc Mỹ. Lá bạc hà có hương vị the đặc trưng, được dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn hoặc trong bài thuốc từ dược liệu. Bên cạnh đó, tinh dầu chiết xuất từ lá cũng có nhiều công dụng đặc biệt.

Phân loại bạc hà

Có 6 loại bạc hà được công nhận trên thế giới, bao gồm:

●     Mentha arvensis arvensis

●     Mentha arvensis agrestis

●     Mentha arvensis austriaca

●     Mentha arvensis lapponica

●     Mentha arvensis palustris

●     Mentha arvensis parietariifolia

Mô tả cây

Chiều cao: thay đổi từ 10 cm đến 60 cm phụ thuộc vào loài.

Lá bạc hà: mọc đối chéo chữ thập, mép có răng cưa, mặt trên và mặt dưới lá đều có lông che chở và lông tiết.

Hoa: Hoa tự hình xim co, mọc vòng ở kẽ lá (khác các loại Bạc hà khác), cánh hoa hình môi màu tím hay hồng nhạt, đôi khi có màu trắng, mọc theo cụm với mỗi bông hoa có kích thước trung bình 3-4 mm.

Thân: Màu của thân lông thay đổi từ nâu xanh đến xanh.

Tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà được chiết xuất từ lá cây bạc hà, thông qua quá trình chưng cất hơi nước. Tinh dầu bạc hà có màu vàng nhạt, hương thơm dịu ngọt nhẹ, với các thành phần chính bao gồm Camphene, Menthol, Menthone, Neomenthol, l-menthol, Pinene và Limonene. Tinh dầu bạc hà được sử dụng cho nhiều mục đích y học khác nhau.

Lợi ích sức khỏe từ cây bạc hà

Bạc hà và chiết xuất tinh dầu có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:

●     Lá bạc hà, với đặc tính kháng khuẩn và khử trùng, có thể hoạt động như một tác nhân lọc sạch máu.

●     Làm giảm triệu chứng loét miệng, đau răng và sưng nướu và chữa hôi miệng hiệu quả.

●     Lá tươi có thể chữa đau đầu và chóng mặt.

●     Lá bạc hà giúp giảm viêm khớp và đau khớp.

●     Dịch chiết từ lá có thể điều trị một số rối loạn sức khỏe như đau bụng kinh, đau dạ dày và lợi tiểu.

●     Các loại thuộc chi Mentha có đặc tính chống co thắt và gây mê.

●     Có tính chất làm tan đờm, hỗ trợ diều trị ho, cảm lạnh, đau họng và sốt.

●     Tinh dầu bạc hà có thể chữa khỏi các bệnh ở da, như mụn trứng cá, loét và nhọt.

●     Tinh dầu bạc hà có lợi cho hệ thần kinh.

♦ Vitamin:

 

 

Tên

Hàm lượng

Carotene

1620.000 µg

Thiamine

0.050 mg

Riboflavin

0.260 mg

Niacin

1.000 mg

Folic Acid (Dạng tự do)

9.700 µg

Folic Acid (Tổng)

114.000 µg

Vitamin C

27.000 mg

 

♦ Các khoáng chất và vi chất:

 

 

Tên

Hàm lượng

Magnesium

60.000 mg

Copper

0.180 mg

Manganese

0.570 mg

Zinc

0.440 mg

Chromium

0.008 mg

Sulfur

84.000 mg

Chlorine

34.000 mg

Oxalic Acid

33.000 mg

Phytin Phosphorus

4.000 mg

 

♦ Các chất dinh dưỡng khác:

 

 

Tên

Hàm lượng

Protein

4.800 gm

Chất béo

0.600 gm

Khoáng chất

1.900 gm

Fiber

2.000 gm

Carbohydrates

5.800 gm

Năng lượng

48.000 K cal

Can-xi

200.000 mg

Photpho

62.000 mg

Sắt

15.600 mg

 

 

Công dụng của thảo dược bạc hà

Hiện nay, bạc hà đang được sử dụng rất phổ biến, chủ yếu trong chế biến món ăn và làm vị thuốc chữa bệnh:

1.   Bạc hà được chế biến làm món ăn

+ Lá bạc hà, với hương vị thơm dịu đặc trưng, được sử dụng trong các món ăn khác nhau.

+ Đôi khi lá tươi được thêm vào món salad để làm dậy vị cho món ăn.

+ Lá tươi hoặc khô còn được dùng làm trà thảo mộc.

+ Lá tươi cũng được sử dụng làm nguyên liệu chế biến tương ớt.

+ Tinh dầu chiết xuất từ các loại Bạc hà được sử dụng làm chất tạo hương liệu cho các loại đồ uống.

2.   Bạc hà là vị thuốc chữa bệnh

+ Lá bạc hà được sử dụng như một phương thuốc từ thảo dược cho các chứng rối loạn dạ dày, như khó tiêu và ợ nóng.

+ Lá có tác dụng chống viêm.

+ Tác dụng hiệu quả trong việc thuyên giảm sốt, cảm lạnh, nhức đầu và hen suyễn.

+ Chiết xuất từ lá được sử dụng để làm cho siro trị ho.

+ Thuốc sắc từ bạc hà được sử dụng điều trị đau dạ dày, tiêu chảy, nôn mửa và cảm cúm.

+ Ngoài ra, lá bạc hà khô có thể dùng trực tiếp để giảm triệu chứng đau ngực và một số bệnh tim mạch thoáng qua.

+ Tinh dầu từ lá bạc hà có tác dụng làm dịu thần kinh, dùng điều trị chứng mất ngủ và giảm căng thẳng.

3.   Công dụng khác

+ Tinh dầu bạc hà làm nguyên liệu chế xuất xà phòng, nước hoa và các loại mỹ phẩm khác.

+ Bạc hà cũng được dùng như tác nhân tạo mùi trong chất tẩy rửa.

+ Lá bạc hà cũng như tinh dầu chiết xuất từ lá được sử dụng trong kem đánh răng và nước súc miệng thảo dược.

+ Ngoài ra, bạc hà còn có tác dụng xua đuổi côn trùng.

Chế phẩm chứa vị thuốc Mentha arvensis:

Trong những năm gần đây, bạc hà ngày càng được chú trọng và được sử dụng phổ biến để làm thảo mộc hoặc làm thành phần chính trong nhiều chế phẩm. Dưới đây là tên của một số công thức nấu ăn sử dụng loại thảo mộc này:

●     Tương ớt bạc hà

●     Cơm trộn vị the

●     Paratha bạc hà (một loại món ăn chiên từ nguyên liệu bột nhào)

●     Nước ép bạc hà

●     Nước giải khát

●     Trà thảo mộc thơm miệng

Bạc hà đối với phụ nữ mang thai

Một số tài liệu nghiên cứu không khuyến khích sử dụng loại thảo mộc này trong thời kỳ mang thai, bởi vì nguy cơ sẽ dẫn đến sẩy thai.

Cách chế biến thảo dược bạc hà?

Lá tươi hoặc khô được sử dụng trong công thức nấu ăn với vai trò như thảo mộc tạo vị. Bên cạnh đó, lá bạc hà tươi có thể được rửa sạch và ăn sống cùng với các loại rau khác.

Cách bảo quản bạc hà?

Bạc hà khô nên được bảo quản trong lọ kín tránh ánh sáng mặt trời.

Tác dụng phụ của bạc hà

Bạc hà có thể gây nhức đầu, ợ nóng và lở loét miệng. Một số người thậm chí gặp phản ứng dị ứng, như phát ban da hoặc viêm da. Sử dụng tinh dầu bạc hà dạng đậm đặc có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe. Theo khuyến cáo, không được sử dụng thảo dược này cho trẻ em dưới 8 tuổi.

Hello Bacsi


Nguồn tham khảo: Mentha arvensis – https://www.onlyfoods.net/mentha-arvensis.html#mentha-arvensis-cultivation. 05/2018

 

 

Comments are closed.