Bạn có thường thắc mắc: “ Tại sao hơi thở mình có mùi khó chịu không? ”. Đây là câu hỏi mà những người trong cuộc luôn mất ăn mất ngủ, vì chưa tìm ra nguyên nhân gây hôi miệng. Hiện nay con số chỉ những người mắc chứng hôi miệng đang ngày một gia tăng mà chưa có giải pháp nào cải thiện được. Với mong muốn giúp họ vượt qua những rào cản khó nói ấy, xin chia sẽ cùng các bạn những vấn đề sau, để phần nào giúp bạn cải thiện được bệnh.
Hôi miệng do vấn đề từ khoang miệng:
Gần đây, theo ước tính của Viện Răng – Hàm – Mặt cho rằng khoảng 8 đến 90%. Người mắc bệnh hôi miệng xuất phát từ răng miệng. Do sau khi ăn, các sản phẩm tinh bột cùng máu và mô… sinh ra hợp chất lưu huỳnh, đặc biệt các thức ăn tỏi, thịt, cá …Cho nên, cách chăm sóc răng miệng của bạn kém sẽ làm cho vi khuẩn phát triển dẫn đến hơi thở bạn có mùi.
Song, nếu bạn có bệnh về khoang miệng thì càng tạo môi trường phát triển cho vi khuẩn như: sâu răng, chảy máu chân răng, viêm nướu răng. Và đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng.
Khi hệ tiêu hóa không tốt sẽ dẫn đến các trường hợp khó tiêu, biểu hiện nóng rát đầy hơi thường xuyên diễn ra. Lúc này bạn sẽ cảm thấy cổ họng khô rát và khoang miệng có vị chua đến kì lạ. Và dĩ nhiên hơi thở bạn đã tự có mùi khó chịu. Do đó, để ngăn chặn tình trạng này bạn nên hạn chế các thức ăn như có dầu mỡ, chiên xào, đặc biệt là ca phê và thuốc là. Vì chúng là nguyên nhân gây hôi miệng cho bạn.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc thanh lọc độc tố và trao đổi chất. Nếu bảo vệ gan không tốt dẫn đến chức năng gan giảm làm hơi thở nặng mùi hơn. Những nguyên nhân dẫn đến nóng trong thường gặp nhất là do chế độ ăn uống không hợp lý như ăn nhiều thịt cá, thức ăn chứa nhiều đạm, cung cấp lượng nước quá ít cho cơ thể. Làm chức năng gan suy giảm không đủ sức đào thải độc tố gây da khô, nổi mụn người mệt mỏi tạo nên nóng trong gây khô miệng và tạo nên mùi hôi.