Đào nhân – Thảo dược quen thuộc của mọi nhà

Đào nhân hay còn gọi là đào hạch nhân, có hình dáng bên ngoài khá giống với hạt hạnh nhân. Đây là một thảo dược không thể thiếu trong các bài thuốc trị táo bón, trị bệnh phụ khoa, giảm đau và chống viêm do chấn thương.

Tên tiếng việt: Đào nhân

Tên khoa học: Prunus persica Stokes

Tên gọi khác của đào nhân: Đào hạch nhân, Thoát hạch nhân, Đào nhân nô, Đào nhân hạch, Đơn đào nhân.

ĐÀO NHÂN PHÂN BỐ Ở ĐÂU?

 Đào nhân

Đào nhân – thảo dược trị táo bón, suy giãn tĩnh mạch rất hiệu quả

Đào nhân mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi, nhất là ở Lạng Sơn, Sapa, Nghĩa lộ miền Bắc Việt Nam.

MÔ TẢ

Hạt hình trứng dẹt, dài 1,2 – 1,8 cm, rộng 0,8 – 1,2 cm, dày 0,2 – 0,4 cm. Mặt ngoài có màu nâu vàng đến nâu đỏ, có những nốt sần nhỏ nhô lên. Một đầu nhọn, một đầu tròn, phần giữa phình to, hơi lệch, bờ cạnh tương đối mỏng. Đầu nhọn có rốn hình tuyến ngắn. Đầu tròn có màu hơi thẫm, có hợp điểm không rõ, từ hợp điểm toả ra nhiều bó mạch dọc. Vỏ hạt mỏng, hai lá mầm màu trắng, nhiều chất dầu. Mùi nhẹ, vị béo, hơi đắng.

 

THU HÁI VÀ SƠ CHẾ ĐÀO NHÂN

Hạt thu hoạch vào mùa thu, đập vỡ vỏ lấy nhân gọi là đào nhân. Phơi khô. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi. Muốn dùng đào nhân có tác dụng hành huyết thì phải để nguyên cả vỏ lẫn đầu nhọn. Muốn có tác dụng nhuận táo, hoạt huyết thì ngâm nước sôi rồi bóc vỏ ngoài bỏ đi, bỏ luôn nhớt rồi sao vàng hoặc sao với cám, hoặc đốt tồn tính, tùy theo từng phương thuốc, những nhân nào 2 hạt có độc.

 

THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA ĐÀO NHÂN

Dầu béo (50%), amygdalin (3,5%), tinh dầu (0,5%), emunsin.

 

CÔNG DỤNG CỦA THẢO DƯỢC ĐÀO NHÂN

► Tính vị, quy kinh

Vị đắng, ngọt, tính bình. Quy kinh Tâm, Can và Đại tràng.

 Đào nhân 1

Đào nhân có vị đắng, ngọt, tính bình.

► Chủ trị

– Hoạt huyết khứ ứ: chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh, ứ huyết sau sinh gây đau bụng.

Nhuận tràng thông đại tiện: chữa táo bón do tân dịch khô ráo.

– Chữa ho đàm nhiều.

– Giảm đau, chống viêm do sang chấn.

BÀI THUỐC ĐÔNG Y TỪ THẢO DƯỢC ĐÀO NHÂN

Bài thuốc số 1: Trị bệnh phụ khoa

Đào nhân, Đương qui đều 10g, Hồng hoa, Tam lăng đều 5g, sắc nước uống trị chứng kinh bế do huyết ứ.

Bài thuốc số 2: Trị táo bón

Nhuận tràng hoàn: Hạnh nhân, Đào nhân, Hỏa ma nhân, Đương qui đều 10g, Sanh địa 15g, Chỉ xác 10g, tán bột mịn luyện mạt làm hoàn, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần hoặc sắc uống.

 

ĐIỀU TRỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH TỪ THẢO DƯỢC

Suy giãn tĩnh mạch chân là do tình trạng suy van tĩnh mạch và ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch cùng hiện tượng viêm của tĩnh mạch. Theo Y học cổ truyền, gân do can huyết sinh ra và nuôi dưỡng (Can sinh cân), một khi can huyết không đầy đủ thì gân sẽ bị suy yếu, khô, kém đàn hồi và dễ bị tổn thương do ngoại tà, hoặc sang chấn.

Với cơ chế thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu hoàn toàn tự nhiên, Thanh Mạch Thống với các vị thuốc như diếp cá, đào nhân, đan sâm… đóng vai trò hỗ trợ đắc lực cho người bị giãn tĩnh mạch chân. Sử dụng Thanh Mạch Thống đều đặn, thường xuyên, vết gân xanh nổi trên da, nặng chân, đau chân sẽ trở về trạng thái bình thường.

Thanh Mạch Thống, sản phẩm được bào chế từ 8 vị thảo dược, bao gồm: diếp cá, đào nhân, đan sâm, đương quy, hoàng kỳ, thục địa, xích thược và xuyên khung. Thanh Mạch Thống có khả năng điều trị suy giãn tĩnh mạch chân cấp và mạn tính. Đồng thời, Thanh Mạch Thống tăng sức bền tĩnh mạch, làm giảm các triệu chứng như đau chân, nặng chân, tê bì chân, phù chân, chuột rút… Sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, đạt chuẩn nguyên liệu sạch GAP-WHO và được cấp phép lưu hành toàn quốc.

 Thanh Mạch Thống giải pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

Thanh Mạch Thống Thanh Tuấn – thông khí huyết, bền tĩnh mạch

 

THẬN TRỌNG KHI DÙNG ĐÀO NHÂN

– Người bị chứng huyết táo khi dùng đào nhân phải cẩn thận khi dùng đào nhân.

– Phụ nữ có thai, đàn bà không có ứ trệ, tuyệt đối không được dùng đào nhân.

– Người mắc chứng kinh bế do huyết kết mà không do ứ trệ hay sinh xong bụng đau do huyết hư cũng không nên dùng đào nhân.

 

Thầy thuốc Nguyễn Thanh Tuấn tổng hợp

Comments are closed.