Hiện nay hơn 40% phụ nữ trong quá trình mang thai thường gặp phải vấn đề giãn tĩnh mạch ở chân. Vào 3 tháng cuối của thai kỳ giãn tĩnh mạch thường nặng hơn. Lúc đó các tĩnh mạch sưng giãn và có màu sẫm, những tĩnh mạch nhện bị vỡ bắt đầu xuất hiện ở chân, trong một trường hợp tình trạng có thể nặng hơn. Giãn tĩnh mạch thường chỉ được phát hiện vào những tháng cuối của thai kỳ vì thể chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân cũng như triệu chứng điển hình của giãn tĩnh mạch chân bà bầu, từ đó có những biện pháp phòng tránh thích hợp và kịp thời.
Dấu hiệu đầu tiên có thể nhận biết dễ dàng đó chính là những tĩnh mạch ngoằn nghèo xuất hiện ở chân. Ngoài ra, khi bị suy giãn tĩnh mạch chân thì thường có những triệu chứng như phù chân, chân bị đau và yếu, vào cuối ngày thường có cảm giác chân bị nặng, ở một số người sẽ có sự biến đổi màu sắc ở vùng cổ chân.
Đặc biệt là tình trạng xuất hiện huyết khối trong tĩnh mạch, tình trạng này là do khi tĩnh mạch giãn sẽ trở nên xơ cứng, đỏ và đau từ đó hình thành một số cục máu động, những cục máu đông đó là huyết khổi. Khi giãn tĩnh mạch chân bà bầu mà có xuất hiện huyết khối trong tĩnh mạch thì phải đến bác sĩ để kiểm tra ngay.
Bà bầu bị giãn tĩnh mạch chân khi ngủ cần kê gối cao
Thông thường, bác sĩ chỉ cần dựa vào việc thăm khám bình thường đơn giản, không cần phải làm xét nghiệm. Nhưng với những nghi ngờ giãn tĩnh mạch chân có tắc nghẽn mạch do huyết khối thì cần siêu âm và làm xét nghiệm để chẩn đoán chính xác hơn.
Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân ở bà bầu:
► Sự thay đổi nội tiết tố (hormon)
Trong quá trình mang thai, hormon nữ có rất nhiều thay đổi chính vì vậy thường bị suy giãn tĩnh mạch chân ở bà bầu. Sự biến đổi nhiều nhất của hormon nữ là sự gia tăng lượng progesterone dẫn đến tình trạng giãn và sưng các tĩnh mạch. Đây cũng chính là nguyên nhân hình thành các tĩnh mạch sợi và tĩnh mạch mạng nhện khi mang thai.
► Do di truyền
Khi lần đầu mang thai mà thai phụ bị giãn tĩnh mạch thì những làn mang thai tình trạng suy giãn tĩnh mạch sẽ trầm trọng hơn. Một khi đã có yếu tố di truyền thì những lần mang thai tiếp theo sẽ nặng hơn.
► Tác động của bào thai đến tĩnh mạch
Việc mang thai sẽ làm tăng lượng máu trong cơ thể, điều này làm tăng thêm áp lực trên tĩnh mạch vì vậy rất dễ bị giãn tĩnh mạch chân ở bà bầu. Việc phát triển của thai nhi làm tăng áp lực máu chảy trong tĩnh mạch khoang chậu, từ đó tạo ra áp lực cho những tĩnh mạch lớn ở vùng chậu. Đặc biệt là với những người mang thai đôi hay ba thì áp lực lên thành tĩnh mạch càng lớn hơn.
Ngoài ra còn có một lý do khác nữa đó là việc tăng cân hoặc đứng một chỗ quá lâu trong thời gian mang thai đều tạo thêm áp lực lên các tĩnh mạch và dẫn đến giãn tĩnh mạch.
Nên mang vớ sau khi sinh để cải thiện giãn tĩnh mạch chân bà bầu
Giãn tĩnh mạch chân ở bà bầu là bệnh không thể tránh khỏi vì việc mang thai sẽ làm thay đổi tử cung, làm nó ngày càng lớn hơn, chính vì vậy cần có một số biện pháp giúp làm cải thiện giãn tĩnh mạch.
– Nên vận động thể dục nhẹ nhàng như đi bộ vào mỗi buổi sáng và buổi chiều, tập vận động khớp cổ chân, hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu gây ra tình trạng ứ trệ tuần hoàn.
– Khi nằm ngủ nên kê chân cao từ 15-20 cm để giúp máu trong tĩnh mạch lưu thông dễ dàng hơn. Nếu chỉ bị giãn tĩnh mạch ở 1 bên chân thì nên nằm nghiêng sang bên tĩnh mạch không bị giãn.
– Sau khi sinh nên đi tất để phục hồi áp suất chênh lệch giữa 2 hệ tĩnh mạch nông và sâu, giúp giảm đường kính lòng mạch để tăng khả năng vận động.
Giãn tĩnh mạch chân ở bà bầu thường có nhiều hệ lụy nguy hiểm vì vậy thai phụ cần chú ý và có phương pháp phòng tránh thích trong giai đoạn mang thai. Các bạn chỉ cần chăm chỉ thực hiện theo đúng những chỉ dẫn bên trên thì bạn đã có thể cải thiện được tình trạng suy giãn tĩnh mạch trong thai kỳ. Chúc các bạn khỏe mạnh.