Tìm hiểu bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới ngày càng phổ biến, tuy không ảnh hưởng nhiều đến tính mạng nhưng bệnh lý này lại làm mất tính thẩm mỹ, gây đau đớn, khó chịu trong sinh hoạt cũng như làm việc. Vậy, bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới là gì? và cách điều trị như thế nào? để đạt được kết quả tốt nhất ?

Giãn tĩnh mạch sâu chi dưới là gì?

Bệnh giãn tĩnh mạch gây nên bởi sự hư hại của các van trong lòng tĩnh mạch, làm cho máu chảy theo một chiều trái ngược với thông thường. Thay vì được bơm từ bàn chân lên tim, máu sẽ đi theo chiều ngược lại làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch đồng thời kéo giãn tĩnh mạch. Thêm vào đó khi các tĩnh mạch giãn, sẽ kéo các van và làm cho tình trạng hở các van nặng thêm. Hậu quả là làm tăng áp lực trong tĩnh mạch, gây nên tình trạng viêm tĩnh mạch, giãn các tĩnh mạch kèm theo các biến chứng khác. Bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ, ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng trở ngại nhiều cho sinh hoạt và công việc hàng ngày.

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý khiến bạn cảm thấy khó khăn trong việc đi làm.

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý khiến bạn cảm thấy khó khăn trong việc đi làm.

Nguyên nhân gây nên giãn tĩnh mạch sâu chi dưới là gì?

Khi bạn bị giãn tĩnh mạch sâu chi dưới thì sẽ làm cho các van tĩnh mạch bị suy yếu, khả năng đưa máu về tim bị giảm sút và mỗi lần đóng van sẽ có một lượng máu chảy ngược lại dẫn đến ứ đọng máu đen. Vậy nguyên nhân nào gây nên tình trạng này?

Tuổi tác

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tuổi cao là yếu tố làm tăng nguy cơ suy tĩnh mạch mạn tính và giãn tĩnh mạch. Độ tuổi thường mắc bệnh là từ 30 tuổi trở lên. Tuổi càng cao, khả năng mắc bệnh càng lớn.

Nghề nghiệp, thói quen đứng ngồi lâu

Khi ta đứng hay ngồi lâu, máu trong các tĩnh mạch chân sẽ ứ lại, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch dẫn đến tổn thương các van. Khi đó, bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới ở chân sẽ xảy ra.

Những người làm việc tại các văn phòng, các nhà máy dệt may… với yêu cầu công việc phải ngồi hoặc đứng suốt nhiều giờ mỗi ngày, ít di chuyển  rất dễ mắc bệnh giãn tĩnh mạch.

Di truyền

Một số nghiên cứu cho bệnh suy giãn tĩnh mạch có tính chất di truyền. Một người mắc bệnh giãn tĩnh mạch thì các thành viên khác cùng huyết thống trong gia đình có khả năng mắc bệnh mắc bệnh cao hơn người bình thường 1,5-2 lần.

Mang thai

Phụ nữ trong thời gian mang thai hoặc mang thai nhiều lần có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nguyên nhân là do tăng hoóc môn nữ, nội tiết tố thay đổi làm tăng khối lượng máu trong quá trình mang thai dẫn đến việc giãn tĩnh mạch chân nhiều hơn. Ngoài ra, thừa cân và táo bón kinh niên cũng là các nguyên nhân dẫn đến bệnh giãn tĩnh mạch chân.

Phụ nữ mang thai là đối tượng hay mắc phải bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới.

Phụ nữ mang thai là đối tượng hay mắc phải bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới.

Một số triệu chứng khi bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới là do suy và tổn thương những van tĩnh mạch đưa đến giãn tĩnh mạch. Người bệnh có những triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng lao động như:

– Đau chân, nặng chân, mỏi chân khi đứng lâu hay ngồi nhiều

– Phù chân: thường thấy ở vùng mắt cá chân, bàn chân

– Chuột rút, cảm giác tê chân, kim châm, như có kiến bò vùng cẳng chân

– Nổi gân xanh, tĩnh mạch có thể nổi li ti từng mảng lớn nhỏ khác nhau, màu xanh hoặc tím đỏ, đôi chổ như hình pháo bông hay nổi to ngoằn ngoèn như hình con giun.

– Da vùng chân thay đổi màu sắc, ngứa, loét, chàm rất khó chữa lành

Đau chân, nặng chân là triệu chứng của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch.

Đau chân, nặng chân là triệu chứng của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch.

Các triệu chứng xuất hiện tùy vị trí tổn thương (suy tĩnh mạch nông hay sâu) và mức độ nặng của bệnh. Những người bị suy tĩnh mạch nông có thể thấy nổi gân xanh nhiều nhưng lại ít có những triệu chứng khác, còn người bị suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới có thể không thấy nổi gân xanh nhiều nhưng những triệu chứng khác đôi khi rất nặng nề. Vì vậy ta không nên dựa vào tình trạng nổi gân xanh mà đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới

Để làm chậm tiến triển của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới, cần loại bỏ những thói quen có hại như: đứng, ngồi lâu đặc biệt là ngồi xổm, mang vác nặng. Đây là bệnh lý liên quan nhiều đến chế độ ăn uống và làm việc. Vì vậy, không nên ngồi làm việc một chỗ liên tục trong suốt buổi làm việc, tranh thủ giải lao vài phút trong khoảng thời gian làm việc. Bổ sung vào khẩu phần ăn nhiều rau quả, chất xơ, vitamin… Nên tập thể dục thể thao thường xuyên: đi bộ, bơi lội, đi xe đạp, tập dưỡng sinh, yoga…

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã trang bị được cho mình kiến thức về bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị để nhanh chóng điều trị khỏi bệnh và phòng ngừa bệnh một cách an toàn hợp lý. Mọi chi tiết và thắc mắc mong muốn được tư vấn, bạn vui lòng liên hệ:

 

Công ty Đông Y Thanh Tuấn

Địa chỉ: 75 Trường Chinh, Phường Phú Mỹ, Thị Xã Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu

Website: www.dongythanhtuan.vn

Hotline: 02543 921 527

Chúc bạn luôn vui khỏe!

 

 

 

 

 

 

 

Comments are closed.